• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những vụ cháy rừng lớn trên thế giới trong thời gian qua

Rừng nhiệt đới Amazon không phải là "nạn nhân" duy nhất của các cuộc hỏa hoạn. Cùng...

Vụ cháy kỷ lục đang tàn phá rừng Amazon khiến dư luận quốc tế lo lắng vì tầm quan trọng của rừng nhiệt đới này đối với môi trường toàn cầu.

Tầm quan trọng của rừng Amazon

Rừng Amazon với 60% diện tích nằm trong lãnh thổ Brazil - là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới. Nơi đây được coi là một điểm nóng đa dạng sinh học với nhiều loài động, thực vật độc đáo. 

Theo Reuters đây được coi là một khu dự trữ sinh quyển lớn của trái đất, là quê hương của 2,5 triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn loài thực vật và khoảng hơn 2500 loài chim, thú động vật lưỡng cư và bò sát. Nó cũng là nơi sinh sống của hơn 30 triệu người.

Không những thế, với diện tích hơn 550 triệu ha, khu rừng này đóng vai trò “sản xuất” 20% lượng oxy và hấp thu hơn 140 tỷ tấn carbon trên trái đất, nó góp phần không nhỏ làm chậm quá trình ấm lên trên toàn cầu.

Khu rừng rậm này hấp thụ một lượng lớn khí CO2 của thế giới - loại khí nhà kính được cho là yếu tố lớn nhất gây ra biến đổi khí hậu. Bởi vậy, các nhà khoa học cho rằng việc bảo tồn rừng Amazon là rất quan trọng để chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Cháy lớn đến mức nào?

Theo Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Brazil (INPE), số vụ cháy rừng trên khắp Brazil đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2013 và tăng 84% trong năm nay tính đến ngày 23/8. Trong năm 2019 đã có 78.383 vụ cháy rừng, một nửa trong số đó xảy ra trong tháng 8.

8/9 tiểu bang có rừng Amazon chứng kiến sự gia tăng các vụ cháy, trong đó bang lớn nhất có mức tăng 146%. Cư dân tại các bang Rondonia và Amazons cho biết họ chưa từng thấy vụ cháy nào tồi tệ hơn từ trước đến nay, với những đám mây khói che phủ toàn khu vực.

  Khói bay từ đám cháy ở khu vực rừng nhiệt đới Amazon gần Humaita, Brazil, ngày 17/8.  Ảnh: Reuters.

Khói bay từ đám cháy ở khu vực rừng nhiệt đới Amazon gần Humaita, Brazil, ngày 17/8.  Ảnh: Reuters.

  Bảng thống kê của INPE về các vụ cháy rừng Amazon tại các quốc gia tính từ đầu năm đến ngày 21/8.

Bảng thống kê của INPE về các vụ cháy rừng Amazon tại các quốc gia tính từ đầu năm đến ngày 21/8.

Gần 1 tháng qua, các đám cháy của rừng Amazon không những không được dập tắt mà còn lan rộng ra nhiều nơi. Theo INPE, diện tích rừng bị phá hủy mỗi phút lớn hơn 1,5 sân bóng đá. Khói từ các đám cháy đã khiến các khu vực của Brazil bị ảnh hưởng nặng nề. Bầu trời thành phố Sao Paulo cách các đám cháy ở trung tâm rừng Amazon hơn 3.000 km cũng bị khói bụi che phủ.

Trước tình hình đó, các nhà chức trách Brazil phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở nhiều khu vực. Hàng triệu người phải đối mặt với nguy cơ mất trắng toàn bộ kế sinh nhai, thậm chí, họ còn phải rời ngôi nhà của mình để tránh ảnh hưởng bởi nguy hiểm và khói bụi từ các đám cháy.

  Toàn bộ đất nước Brazil như chìm trong bóng tối. Bầu trời bị bao phủ bởi lượng khói khổng lồ khi ngọn lửa quét qua phía Đông Bắc. Ảnh: Pinterest.

Toàn bộ đất nước Brazil như chìm trong bóng tối. Bầu trời bị bao phủ bởi lượng khói khổng lồ khi ngọn lửa quét qua phía Đông Bắc. Ảnh: Pinterest.

  Thành phố São Paulo chìm trong khói lúc 15h45, ngày 21/8. Ảnh: Twitter.

Thành phố São Paulo chìm trong khói lúc 15h45, ngày 21/8. Ảnh: Twitter.

Trên thực tế, rừng Amazon không phải là “nạn nhân” duy nhất của các vụ hỏa hoạn trong thời gian vừa qua. Sự biến đổi khí hậu, thời kỳ nắng nóng kéo dài hơn, thường xuyên hơn và sức nóng dữ dội hơn, bên cạnh đó, nạn chặt phá rừng đã gây mất cân bằng tự nhiên, chức năng điều tiết nước của rừng bị phá vỡ, dẫn đến nhiều vùng bị khô hạn.

Đây chính là những nguyên nhân khiến hàng loạt các vụ cháy lớn xảy ra trên khắp các châu lục. Điển hình như vụ cháy rừng tại Quần đảo Canary (Tây Ban Nha), Alaska (Mỹ), Greenland (Đan Mạch), Siberia (Nga), Indonesia, Hy Lạp….

Sự tổn thất to lớn do hỏa hoạn trong chính những “lá phổi xanh” trên hành tinh này chính là hồi chuông cảnh báo trước hành vi tàn phá, hủy hoại thiên nhiên và môi trường một cách bừa bãi của con người.

Hy Lạp

  Ngọn lửa bốc lên từ đám cháy rừng gần ngôi làng Makrimalli trên đảo Evia, phía Đông Bắc Athens, Hy Lạp, ngày 13/8. Ảnh: Getty Images.

Ngọn lửa bốc lên từ đám cháy rừng gần ngôi làng Makrimalli trên đảo Evia, phía Đông Bắc Athens, Hy Lạp, ngày 13/8. Ảnh: Getty Images.

Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố, hàng trăm dân làng đã được sơ tán khỏi đảo Evia. Thủ tướng Hy Lạp đã hủy kỳ nghỉ của mình để tới hòn đảo này khi hàng loạt lính cứu hỏa chiến đấu với một trận cháy rừng lớn. Ảnh: Getty Images.
Tình trạng khẩn cấp đã được ban bố, hàng trăm dân làng đã được sơ tán khỏi đảo Evia. Thủ tướng Hy Lạp đã hủy kỳ nghỉ của mình để tới hòn đảo này khi hàng loạt lính cứu hỏa chiến đấu với một trận cháy rừng lớn. Ảnh: Getty Images.
  Một lính cứu hỏa đang tham gia dập tắt đám cháy rừng trên núi Hymettus ở Athens vào ngày 12/8. Ảnh: Getty Images.

Một lính cứu hỏa đang tham gia dập tắt đám cháy rừng trên núi Hymettus ở Athens vào ngày 12/8. Ảnh: Getty Images.

  Một nông dân cố gắng cứu con dê của mình trong vụ cháy rừng ở làng Makrimalli trên đảo Evia, phía đông bắc Athens. Ảnh: Getty Images.

Một nông dân cố gắng cứu con dê của mình trong vụ cháy rừng ở làng Makrimalli trên đảo Evia, phía đông bắc Athens. Ảnh: Getty Images.

Tây Ban Nha

  Một vụ hỏa hoạn bắt đầu vào ngày 10/8 tại thị trấn Artenara đã phá hủy tới 1.500 ha rừng trên đảo Grand Canary của Tây Ban Nha. Hình ảnh được ghi lại ngày 17/8. Ảnh: AFP.

Một vụ hỏa hoạn bắt đầu vào ngày 10/8 tại thị trấn Artenara đã phá hủy tới 1.500 ha rừng trên đảo Grand Canary của Tây Ban Nha. Hình ảnh được ghi lại ngày 17/8. Ảnh: AFP.

  Người dân buộc phải sơ tán khỏi khu vực được mệnh danh là

Người dân buộc phải sơ tán khỏi khu vực được mệnh danh là "thảm kịch môi trường" gần Montana Alta trên đảo Gran Canaria của Tây Ban Nha, Ngày 18/8. Ảnh: Getty Images.

  Quang cảnh làng mạc sau vụ cháy rừng trên đảo Gran Canaria của Tây Ban Nha, ngày 21/8. Ảnh: AFP.

Quang cảnh làng mạc sau vụ cháy rừng trên đảo Gran Canaria của Tây Ban Nha, ngày 21/8. Ảnh: AFP.

Thổ Nhĩ Kỳ

  Một đám cháy rừng dữ dội ở quận Karabaglar, tỉnh Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 19/8. Ảnh: Getty Images.

Một đám cháy rừng dữ dội ở quận Karabaglar, tỉnh Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 19/8. Ảnh: Getty Images.

  Vụ cháy đã thiêu rụi khoảng 500 ha đất đai ở Izmir trên bờ biển Aegean. Ảnh: Getty Images.

Vụ cháy đã thiêu rụi khoảng 500 ha đất đai ở Izmir trên bờ biển Aegean. Ảnh: Getty Images.

  Theo Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, các đám cháy đã bùng phát ở bốn khu vực, bao gồm hai khu vực ở phía Tây Nam tỉnh Mugla và các khu vực khác ở tỉnh Izmir. Ảnh: Getty Images.

Theo Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, các đám cháy đã bùng phát ở bốn khu vực, bao gồm hai khu vực ở phía Tây Nam tỉnh Mugla và các khu vực khác ở tỉnh Izmir. Ảnh: Getty Images.

  Hình ảnh vùng trồng nho Kavacik sau vụ cháy. Ảnh: Getty Images.

Hình ảnh vùng trồng nho Kavacik sau vụ cháy. Ảnh: Getty Images.

Indonesia

  Hình ảnh người lính cứu hỏa Indonesia đang cố gắng dập tắt đám cháy than bùn rộng 139 ha tại Ogan Ilir, nằm ở tỉnh Nam Sumatra của Indonesia, ngày 6/8. Ảnh: Getty Images.

Hình ảnh người lính cứu hỏa Indonesia đang cố gắng dập tắt đám cháy than bùn rộng 139 ha tại Ogan Ilir, nằm ở tỉnh Nam Sumatra của Indonesia, ngày 6/8. Ảnh: Getty Images.

  Các vụ cháy rừng đã khiến sáu tỉnh của Indonesia tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ảnh: Getty Images.

Các vụ cháy rừng đã khiến sáu tỉnh của Indonesia tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ảnh: Getty Images.

  Cháy rừng đã khiến khói mù bao phủ một phần của Sumatra, đồng thời lan rộng sang Singapore và Malaysia. Ảnh: Getty Images.

Cháy rừng đã khiến khói mù bao phủ một phần của Sumatra, đồng thời lan rộng sang Singapore và Malaysia. Ảnh: Getty Images.

  Quang cảnh sau vụ cháy ở Meulaboh, Acheh, Indonesia, ngày 8/8. Ảnh: Getty Images.

Quang cảnh sau vụ cháy ở Meulaboh, Acheh, Indonesia, ngày 8/8. Ảnh: Getty Images.

Pháp

  Một ngọn lửa được thổi bùng lên nuốt chửng thảm thực vật gần làng Monze, miền nam nước Pháp, ngày 15/8. Ảnh: Getty Images.

Một ngọn lửa được thổi bùng lên nuốt chửng thảm thực vật gần làng Monze, miền nam nước Pháp, ngày 15/8. Ảnh: Getty Images.

  Theo chính quyền địa phương, đám cháy ngày 15/8 đã phá hủy 900 ha rừng thông ở miền Nam nước Pháp. Trong hình: Một chiếc máy bay cứu hỏa xả nước để dập tắt đám cháy rừng đang hoành hành gần làng Monze ở miền nam nước Pháp, ngày 15/8. Ảnh: Getty Images.

Theo chính quyền địa phương, đám cháy ngày 15/8 đã phá hủy 900 ha rừng thông ở miền Nam nước Pháp. Trong hình: Một chiếc máy bay cứu hỏa xả nước để dập tắt đám cháy rừng đang hoành hành gần làng Monze ở miền nam nước Pháp, ngày 15/8. Ảnh: Getty Images.

  Người dân đang nhìn một đám cháy rừng ở vùng nông thôn xung quanh Vauvert, miền Nam nước Pháp, ngày 2/8. Ảnh: Getty Images.

Người dân đang nhìn một đám cháy rừng ở vùng nông thôn xung quanh Vauvert, miền Nam nước Pháp, ngày 2/8. Ảnh: Getty Images.

Nga 

  Vụ cháy rừng trên lãnh thổ Krasnoyarsk của Nga đã thiêu trụi hơn 1 triệu ha rừng, ngày 4/8. Ảnh: TASS.

Vụ cháy rừng trên lãnh thổ Krasnoyarsk của Nga đã thiêu trụi hơn 1 triệu ha rừng, ngày 4/8. Ảnh: TASS.

  Rừng Siberia chìm trong vành đai lửa. Ảnh: Sputnik.

Rừng Siberia chìm trong vành đai lửa. Ảnh: Sputnik.

  Thành phố Ulan-Ude, ở Đông Siberia, bị bao phủ trong khói bụi từ đám cháy rừng Siberia. Ảnh: TASS.

Thành phố Ulan-Ude, ở Đông Siberia, bị bao phủ trong khói bụi từ đám cháy rừng Siberia. Ảnh: TASS.

  Ngày 29/7, Nga đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về cháy rừng tại 4 vùng của Siberia và Viễn Đông sau khi những đám cháy lớn lan rộng. Ảnh: The Moscow Times.

Ngày 29/7, Nga đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về cháy rừng tại 4 vùng của Siberia và Viễn Đông sau khi những đám cháy lớn lan rộng. Ảnh: The Moscow Times.

  Những con cáo này đã chạy trốn khỏi đám cháy để ra đường xin thức ăn. Ảnh: Kp.ru.

Những con cáo này đã chạy trốn khỏi đám cháy để ra đường xin thức ăn. Ảnh: Kp.ru.


Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật