• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những bức ảnh về môi trường ấn tượng nhất năm 2021

Bão lụt, hỏa hoạn, núi lửa phun trào, nạn châu chấu... liên tiếp xảy ra, khiến môi trường...

 Dưới đây là những hình ảnh đầy ám ảnh về môi trường, khắc họa nên một năm 2021 đầy biến động đối với Trái Đất:

Bức ảnh siêu thực chụp một cậu bé ở Kenya sử dụng mặt nạ phòng độc nối với một chậu cây bên cạnh như một bình dưỡng khí đã giành chiến thắng cuộc thi Nhiếp ảnh Môi trường của năm 2021. Hình ảnh khiến nhiều người sửng sốt, đây không chỉ là lời cảnh báo về tương lai không chắc chắn của chúng ta mà còn đi vào lịch sử nghệ thuật và “đảo chính” các tác phẩm có ảnh hưởng trong quá khứ. Ảnh: BBC
Bức ảnh siêu thực chụp một cậu bé ở Kenya sử dụng mặt nạ phòng độc nối với một chậu cây bên cạnh như một bình dưỡng khí đã giành chiến thắng cuộc thi Nhiếp ảnh Môi trường của năm 2021. Hình ảnh khiến nhiều người sửng sốt, đây không chỉ là lời cảnh báo về tương lai không chắc chắn của chúng ta mà còn đi vào lịch sử nghệ thuật và “đảo chính” các tác phẩm có ảnh hưởng trong quá khứ. Ảnh: BBC
Tháng 11/2021, phát biểu tại hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Glasgow (UK), Ngoại trưởng Tuvalu đã đứng ngập sâu trong nước biển để chứng minh mực nước biển dâng cao và cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng đe dọa quốc đảo Thái Bình Dương này như thế nào. 
Tháng 11/2021, phát biểu tại hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Glasgow (UK), Ngoại trưởng Tuvalu đã đứng ngập sâu trong nước biển để chứng minh mực nước biển dâng cao và cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng đe dọa quốc đảo Thái Bình Dương này như thế nào. 
Bức ảnh chụp một phụ nữ và một đứa trẻ trên sườn núi Cumbre Vieja, đảo La Palma (thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha) hồi tháng 10/2021. Trong đợt phun trào lần này, núi lửa Cumbre Vieja đã hoạt động mạnh mẽ suốt 85 ngày, phá hủy gần 3.000 ngôi nhà và buộc hàng nghìn người phải sơ tán khẩn cấp. Ảnh: Reuters
Bức ảnh chụp một phụ nữ và một đứa trẻ trên sườn núi Cumbre Vieja, đảo La Palma (thuộc quần đảo Canary, Tây Ban Nha) hồi tháng 10/2021. Trong đợt phun trào lần này, núi lửa Cumbre Vieja đã hoạt động mạnh mẽ suốt 85 ngày, phá hủy gần 3.000 ngôi nhà và buộc hàng nghìn người phải sơ tán khẩn cấp. Ảnh: Reuters
Hình ảnh một nhân viên cứu hỏa đối diện với đám cháy Caldor ở bang California, Mỹ hồi tháng 8/2021. Trong năm 2021, Mỹ ghi nhận 54.350 vụ cháy rừng khiến hơn 2,8 ha rừng bị thiêu rụi. Trong đó, California là một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất.  Tính đến cuối tháng 11 California ghi nhận khoảng 8.600 đám cháy. Ảnh: Reuters
Hình ảnh một nhân viên cứu hỏa đối diện với đám cháy Caldor ở bang California, Mỹ hồi tháng 8/2021. Trong năm 2021, Mỹ ghi nhận 54.350 vụ cháy rừng khiến hơn 2,8 ha rừng bị thiêu rụi. Trong đó, California là một trong những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất.  Tính đến cuối tháng 11 California ghi nhận khoảng 8.600 đám cháy. Ảnh: Reuters
Rác trên hồ ở Serbia, năm 2021. Bức ảnh về một dòng sông băng đầy rác thải làm tắc nghẽn dòng sông Lim gần thành phố Priboj ở Tây Balkans, thật đáng kinh ngạc. Đây chính là hậu quả của các biện pháp quản lý chất thải tồi, sự gia tăng của tình trạng đổ rác bất bừa bãi và lũ lụt trong khu vực - những điều đã khiến rác dồn về một điểm. Ảnh: BBC
Rác trên hồ ở Serbia, năm 2021. Bức ảnh về một dòng sông băng đầy rác thải làm tắc nghẽn dòng sông Lim gần thành phố Priboj ở Tây Balkans, thật đáng kinh ngạc. Đây chính là hậu quả của các biện pháp quản lý chất thải tồi, sự gia tăng của tình trạng đổ rác bất bừa bãi và lũ lụt trong khu vực - những điều đã khiến rác dồn về một điểm. Ảnh: BBC
Bức ảnh ghi lại hình bé Nina Gomes, 4 tuổi, cùng với cha là nhà sinh vật biển, dọn rác thải nhựa tại bãi biển Praia Vermelha ở Rio de Janeiro, Brazil hồi tháng 7/2021. Cô bé Nina Gomes đã trở thành “Đặc vụ Xanh” trẻ tuổi nhất của Công ty Vệ sinh đô thị tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil vì những nỗ lực thu gom rác thải trên biển của mình. Ảnh: Reuters
Bức ảnh ghi lại hình bé Nina Gomes, 4 tuổi, cùng với cha là nhà sinh vật biển, dọn rác thải nhựa tại bãi biển Praia Vermelha ở Rio de Janeiro, Brazil hồi tháng 7/2021. Cô bé Nina Gomes đã trở thành “Đặc vụ Xanh” trẻ tuổi nhất của Công ty Vệ sinh đô thị tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil vì những nỗ lực thu gom rác thải trên biển của mình. Ảnh: Reuters
Tháng 7/2021, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho biết tốc độ tan chảy của các sông băng trên thế giới đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua. Một trong những tác động của quá trình “bốc hơi” nhanh chóng này là sự hình thành các hang động băng khổng lồ. Trong ảnh là một hang động băng như thế, nằm dưới sông băng Jamtalferner gần Galtuer, Áo. Ảnh: Reuters
Tháng 7/2021, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho biết tốc độ tan chảy của các sông băng trên thế giới đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua. Một trong những tác động của quá trình “bốc hơi” nhanh chóng này là sự hình thành các hang động băng khổng lồ. Trong ảnh là một hang động băng như thế, nằm dưới sông băng Jamtalferner gần Galtuer, Áo. Ảnh: Reuters
Những trận mưa lớn gây ra lũ quét vào tháng 7 và tháng 8 đã khiến nhiều ngôi nhà tại Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ và khiến ít nhất 70 người thiệt mạng. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở tỉnh Kastamonu bên bờ Biển Đen. Ở những nơi khác, một số tòa nhà chung cư ở thị trấn Bozkurt bị sập khi sông Ezine vỡ bờ. Ảnh: Reuters
Những trận mưa lớn gây ra lũ quét vào tháng 7 và tháng 8 đã khiến nhiều ngôi nhà tại Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ và khiến ít nhất 70 người thiệt mạng. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở tỉnh Kastamonu bên bờ Biển Đen. Ở những nơi khác, một số tòa nhà chung cư ở thị trấn Bozkurt bị sập khi sông Ezine vỡ bờ. Ảnh: Reuters
Vào tháng 6/2021, một trận lũ quét ở Nepal nhấn chìm các ngôi nhà trong bùn và ít nhất 15 người đã thiệt mạng. Từ tháng 5 đến tháng 10, quốc gia Nam Á đã phải hứng chịu lũ lụt liên tiếp. Chỉ trong vòng 1 tháng từ 7/8 đến 7/9, số người thiệt mạng vì lũ đã lên đến 60 người. Ảnh: Reuters
Vào tháng 6/2021, một trận lũ quét ở Nepal nhấn chìm các ngôi nhà trong bùn và ít nhất 15 người đã thiệt mạng. Từ tháng 5 đến tháng 10, quốc gia Nam Á đã phải hứng chịu lũ lụt liên tiếp. Chỉ trong vòng 1 tháng từ 7/8 đến 7/9, số người thiệt mạng vì lũ đã lên đến 60 người. Ảnh: Reuters
Bức ảnh được chụp vào tháng 6, cho thấy một bộ phận của đàn voi hoang dã châu Á gồm 15 con đang nghỉ ngơi sau khi chu du hàng trăm km từ khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tây Song Bản Nạp đến ngoại ô thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ Trái đất tăng, mô hình thời tiết biến đổi và những thay đổi thảm thực vật do tác động của biến đổi khí hậu đang buộc nhiều loài phải di cư đến môi trường sống mới. Ảnh: Reuters
Bức ảnh được chụp vào tháng 6, cho thấy một bộ phận của đàn voi hoang dã châu Á gồm 15 con đang nghỉ ngơi sau khi chu du hàng trăm km từ khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Tây Song Bản Nạp đến ngoại ô thành phố Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ Trái đất tăng, mô hình thời tiết biến đổi và những thay đổi thảm thực vật do tác động của biến đổi khí hậu đang buộc nhiều loài phải di cư đến môi trường sống mới. Ảnh: Reuters
Một người đàn ông cố gắng đuổi châu chấu sa mạc khỏi một trang trại gần Rumuruti, Kenya hồi tháng 2/2021. Từ lâu, nạn châu chấu đã trở thành một vấn đề nhức nhối tại Đông Phi khi đàn châu chấu di cư từ vùng Sừng châu Phi đến phía nam để sinh sản. Tình trạng biến đổi khí hậu đang khiến các đàn châu chấu ngày một lớn hơn, đe dọa tới an ninh lương thực ở khu vực. Năm nay, nông dân địa phương chống trả bằng cách bắt các con côn trùng này và biến chúng thành thức ăn gia súc.  Ảnh: Reuters
Một người đàn ông cố gắng đuổi châu chấu sa mạc khỏi một trang trại gần Rumuruti, Kenya hồi tháng 2/2021. Từ lâu, nạn châu chấu đã trở thành một vấn đề nhức nhối tại Đông Phi khi đàn châu chấu di cư từ vùng Sừng châu Phi đến phía nam để sinh sản. Tình trạng biến đổi khí hậu đang khiến các đàn châu chấu ngày một lớn hơn, đe dọa tới an ninh lương thực ở khu vực. Năm nay, nông dân địa phương chống trả bằng cách bắt các con côn trùng này và biến chúng thành thức ăn gia súc.  Ảnh: Reuters
Bướm Monarch nghỉ ngơi trên cây sau khi vượt chặng đường 4.500 km từ Canada và Mỹ di cư đến khu bảo tồn El Rosario của Mexico để trú đông. Hàng triệu con bướm tụ lại trên cây, biến một diện tích lớn tại Khu bảo tồn El Rosario của Mexico thành thảm màu cam. Khu bảo tồn cách Mexico City 100 km về phía tây bắc này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2008. Ảnh: Reuters
Bướm Monarch nghỉ ngơi trên cây sau khi vượt chặng đường 4.500 km từ Canada và Mỹ di cư đến khu bảo tồn El Rosario của Mexico để trú đông. Hàng triệu con bướm tụ lại trên cây, biến một diện tích lớn tại Khu bảo tồn El Rosario của Mexico thành thảm màu cam. Khu bảo tồn cách Mexico City 100 km về phía tây bắc này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2008. Ảnh: Reuters
Bức ảnh chụp một nhóm trẻ em đứng dưới gốc cây trong khuôn viên trại dành cho người tị nạn Eritrean, gần làng Dabat, phía Đông Bắc thành phố Gondar (Ethiopia). Một lớp sương mù bao phủ quanh khung cảnh đã tạo cho hình ảnh một nét huyền ảo. Bức ảnh đã gợi nhớ đến vô số ví dụ trong lịch sử “cây của sự sống” - một chủ đề đã truyền cảm hứng cho tất cả mọi người từ thời cổ đại, vốn coi cây là biểu tượng tôn giáo, tâm linh...
Bức ảnh chụp một nhóm trẻ em đứng dưới gốc cây trong khuôn viên trại dành cho người tị nạn Eritrean, gần làng Dabat, phía Đông Bắc thành phố Gondar (Ethiopia). Một lớp sương mù bao phủ quanh khung cảnh đã tạo cho hình ảnh một nét huyền ảo. Bức ảnh đã gợi nhớ đến vô số ví dụ trong lịch sử “cây của sự sống” - một chủ đề đã truyền cảm hứng cho tất cả mọi người từ thời cổ đại, vốn coi cây là biểu tượng tôn giáo, tâm linh...
Minh Khang (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật