Một trong số đó là lễ hội Diwali (tên khác là Deepavali) hay còn được gọi là lễ hội ánh sáng, là lễ hội lớn nhất của người theo đạo Hindu, đạo Sikh, đạo Jain (đạo Kỳ Na) và Phật giáo trên khắp Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung.
Ngày của lễ hội thay đổi hàng năm và có một số điểm khác biệt tùy thuộc vào truyền thống và văn hóa địa phương.
Người theo đạo Hindu xem lễ hội này là dịp ăn mừng chiến thắng của cái thiện trước cái ác - ánh sáng vượt qua bóng tối - đánh dấu sự trở lại của Ram, vị chúa tể của đức hạnh, trở lại vương quốc của mình sau 14 năm lưu đày.
Những người theo đạo Jain thì xem đây là dịp để tưởng nhớ Mahavira, một nhà tu khổ hạnh đáng kính, người đã cải cách cơ bản đức tin, đạt đến trạng thái niết bàn sau khi ông qua đời.
Người theo đạo Sikh sử dụng Diwali để đánh dấu kỷ niệm ngày Guru Hargobind được giải phóng vào năm 1619.
Đối với các tín đồ Phật giáo, ngày này tượng trưng cho thời gian mà Hoàng đế Ashoka đã từ bỏ mọi thứ và áp dụng một con đường hòa bình sau khi trải qua đổ máu và chết chóc.
Còn đối với nhiều người ở Ấn Độ, nó cũng đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch.
Trong suốt thời gian chuẩn bị và vào lễ chính thức, nhà cửa được quét dọn sạch sẽ, trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật “rangoli” đầy màu sắc - các hoa văn được tạo ra trên sàn nhà bằng gạo hoặc bột màu; đèn đất, nến và đèn điện được đặt bên ngoài.
Vào ngày Diwali, mọi người mặc quần áo mới, thăm bạn bè và gia đình, và trao đổi đồ ngọt và quà tặng cho nhau. Vào buổi tối, một lễ “puja” (cầu nguyện) đặc biệt được dành riêng cho Nữ thần Lakshmi, người được cho là mang lại may mắn và thịnh vượng.
Khi tình hình coronavirus giảm bớt ở Ấn Độ với số ca mắc hàng ngày thấp, lễ hội năm nay trở lại sôi động với đám đông lớn tập trung các khu chợ khắp đất nước tỷ dân.
Hôm 2/11, Ấn Độ đã thông báo có 10.423 trường hợp nhiễm COVID-19 mới; hơn 200 người mỗi ngày, con số này đã giảm mạnh so với gần 4.000 trường hợp tử vong hàng ngày trong tháng 4 và tháng 5.Tháng trước, quốc gia này cũng đã tiêm chủng xong 1 tỷ liều vaccine.