|
Bộ sưu tập ảnh thế kỷ 19 của Stephan Loewentheil vô cùng đồ sộ với hơn 15.000 tấm ảnh quý hiếm về cuộc sống của người Trung Quốc thời kỳ này. |
|
Một số tấm ảnh không xác định được tên người chụp |
|
Những bức ảnh trong sưu tập được chụp bắt đầu từ những năm 1850 - khi một nhóm nhiếp ảnh gia phương Tây đặt chân sang Trung Quốc và có những tấm ảnh đầu tiên về đời sống ở đây |
|
Sau khi người phương Tây mang máy ảnh đến Trung Quốc thì xuất hiện những tay máy địa phương, khai sáng nền nghệ thuật nhiếp ảnh nước này. Một trong số đó là Lai Afong - người nổi tiếng về sau với tài chụp ảnh chân dung, phong cảnh. |
|
Một bức ảnh chụp cây cầu ở Di Hoà Viên của nhiếp ảnh gia Thomas Child. Ông này đã bán những tấm ảnh cho nhiều tạp chí phương Tây |
|
Phong trào nhiếp ảnh lan rộng khắp Trung Quốc cho đến cuối thế kỷ 19, dẫn tới sự bùng nổ của các tiệm chụp ảnh chân dung |
|
Những bức ảnh sau khi rửa ra thường được các nhiếp ảnh gia vẽ và thêm màu để thêm phần sinh động |
|
Các nhân vật có máu mặt cũng thường tìm đến các studio để chụp ảnh. Trong ảnh là chân dung Lý Hồng Chương (1823-1901), một tướng thời Thanh, người có vai trò lớn trong việc dẹp khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc. |
|
Một hình ảnh khá phổ biến trong các bức ảnh thuộc bộ sưu tập của Loewentheil. Những kiến trúc như thế này về sau bị phá huỷ khá nhiều |
|
Khó có thể nhận ra đây là Hong Kong, nơi bây giờ chỉ toàn các toà nhà chọc trời. Bức ảnh chụp trung tâm Hong Kong của nhiếp ảnh gia Scotland John Thompson |
|
Một bức ảnh toàn cảnh một đoạn thành Bắc Kinh. Nơi này sau đó đã bị phá huỷ gần như hoàn toàn |
|
Một kiến trúc cổ bên dòng Mân Giang (Tứ Xuyên) do nhiếp ảnh gia John Thompson chụp. |
|
Một cánh cổng ở Di Hoà Viên (Bắc Kinh) do nhiếp ảnh gia Thomas Child chụp. Kiến trúc này sau đó đã bị thiêu rụi trong thời kỳ liên quân Anh - Pháp tiến vào thành Bắc Kinh năm 1859 |
|
Một bức ảnh đường phố Thượng Hải, sử dụng kỹ thuật phơi sáng thời gian dài - đây là một thách thức cho nhiếp ảnh gia thời kỳ đó vì các bức ảnh dễ bị mờ, nhoè. |
|
Kỹ sư người Anh Thomas Child đã ở Bắc Kinh gần 20 năm và có nhiều bức ảnh tư liệu quý về đời sống của người Trung Quốc thời kỳ này. |
|
Một bức ảnh chụp trong studio của nhiếp ảnh gia người Mỹ Milton Miller, chụp một gia đình Quảng Đông vào đầu những năm 1860 |
Stephan Loewenthei là một nhà sưu tập người Mỹ, hiện đang sở hữu 15.000 bức ảnh về Trung Quốc. Loewentheil đã dành 30 năm để tìm kiếm, thu thập những bức ảnh này, cả trong và ngoài nước Trung Quốc. Dựa trên số lượng hiện có, ông đang là người sở hữu bộ sưu tập ảnh tư nhân về Trung Quốc lớn nhất thế giới. Tuy ông tuyên bố đã có một số khá lớn tác phẩm đã bị thất lạc trong thời kỳ CM văn hoá ở Trung Quốc.
Ông vừa mới mở một triển lãm ở Bắc Kinh, trưng bày 120 bức ảnh lần đầu tiên được công bố. Những bức ảnh được chụp từ 1850 đến 1880, do cả các nhiếp ảnh gia phương Tây và Trung Quốc thực hiện. Nó chứng tỏ thị trường nhiếp ảnh nhộn nhịp thời đó của quốc gia này.
Nhiều bức ảnh trở nên vô giá vì đã lưu lại được những kiến trúc đã mất của Trung Quốc