Cù kỳ cùng họ với cua nhưng có càng lớn hơn rõ rệt so với kích thước cơ thể, mai màu nâu, mắt xanh lá. Cù kỳ chỉ có phần càng nhiều thịt, phần thân xốp không có gì đặc sắc.
Đây là con vật hiếu chiến, lỳ lợm, kẹp rất đau. Người ta tin rằng, cù kỳ chỉ chịu buông đối phương khi có tiếng sấm nên còn có tên thunder crab (cua sấm). Cu kỳ là đặc sản độc đáo hiện chỉ có ở Quảng Ninh.
Cu kỳ là đặc sản độc đáo chỉ có ở Quảng Ninh. |
Cù kỳ có hai loại là cù kỳ đen và cù kỳ đỏ. Cù kỳ đỏ có vẻ ngoài bắt mắt và thịt ngon hơn nên thường được đánh bắt, chế biến món ăn. Có nhiều biến tấu ẩm thực về loài hải sản này, trong đó nổi tiếng nhất là bún cù kỳ. Món bún này xuất phát từ những người làng chài. Khi tới mùa cù kỳ, thay vì chỉ nướng và hấp như bình thường, họ nghĩ ra thêm cách nấu bún do cù kỳ có nhiều gạch, hợp để nấu bún riêu. Cù kỳ không nhiều thịt như loại cua khác nhưng có vị ngọt và gạch béo hơn. Phần thịt ở càng của chúng khá mềm, hương vị đậm đà nên cả người lớn và trẻ em đều thích.
Càng cù kỳ được sơ chế và bóc tách khéo léo để giữ nguyên hình dạng đẹp mắt ban đầu. |
Để bún cù kỳ thơm ngon cần sử dụng toàn bộ nguyên liệu từ cù kỳ. Cù kỳ có đặc điểm riêng biệt là phần thịt chỉ có trong 2 chiếc càng, còn thân và mai rất xốp nên được đem đi nấu nước dùng. Cù kỳ mang về rửa sạch, tách phần càng, mai và thân để riêng. Thân cù kỳ xay nhỏ và lọc để nấu nước dùng. Bún cù kỳ phải nấu bằng cốt hải sản và chính thân cù kỳ. Một phần đảm bảo chất lượng, phần vì độ ngọt sẽ thanh và không hề bị ngấy như nấu bằng các loại xương heo hay xương bò như thông thường.
Bún cù kỳ - món ăn độc đáo chỉ có ở Quảng Ninh. |
Tiếp đến phần gạch sẽ được để riêng, sau đó xào sơ qua với hành và gia vị cho tăng thêm độ thơm. Càng cù kỳ luộc sơ rồi đập bỏ hết vỏ khi ăn bày cả lên bát.
Sở dĩ làm như vậy không chỉ giúp cho bát bún trông thanh tao, không nổi váng dầu do chiên xào nguyên liệu quá nhiều. Mà còn giúp cho người dùng có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị của biển cả trong món bún cù kỳ Quảng Ninh.