• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cần phải có hình phạt cấm vĩnh viễn sản xuất video "bẩn"

Chuyên gia cho rằng để xử phạt hành vi sản xuất, phát tán nội dung bẩn cần phải vận dụng...

Trước thực trạng các video giật gân, phản cảm tràn lan trên mạng xã hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vào cuộc, xử lý nghiêm. Trên thực tế, việc này đã từng được nhiều lần đưa ra để thảo luận và trao đổi trong các kỳ hợp Quốc hội. 

Ông Đào Trọng Thi (nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) dù ai cũng biết đấy là những nội dung nhảm nhí vô bổ nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở mức phát hiện, xử lý, còn việc ngăn chặn đang rất khó khăn.

Vài tuần sau khi bị phạt 7,5 triệu đồng, Hưng Vlog tiếp tục đăng video diễn cảnh ăn trộm tiền. Ảnh cắt từ clip.
Vài tuần sau khi bị phạt 7,5 triệu đồng, Hưng Vlog tiếp tục đăng video diễn cảnh ăn trộm tiền. Ảnh cắt từ clip.

Theo ông Thi, để xử phạt hành vi sản xuất, phát tán nội dung độc hại trên Internet, cơ quan chức năng phải vận dụng nhiều bộ luật, quy định khác nhau. Dù vậy việc áp dụng vào trường hợp cụ thể xuất hiện nhiều hạn chế, chế tài cũng chưa nghiêm minh. Nếu muốn xử lý triệt để thì cần áp dụng cả Luật Dân sự, Luật An ninh mạng, Luật trẻ em và các nghị định văn hóa. Ông Thi cũng đưa ra đề xuất các Bộ, ban ngành cần nghiên cứu cụ thể hóa quy định xử lý để báo cáo Quốc hội sửa đổi luật, bổ sung quy định còn thiếu.

Đặc biệt ông Thi còn nhấn mạnh việc phạt tiền với người sản xuất video độc hại, bởi có rất nhiều người dù biết vi phạm vẫn làm vì nguồn lợi từ các nội dung ngày rất lớn. Người đăng tải cần bị xử lý hình sự nếu vi phạm các quy định pháp luật hiện hành với mức độ nghiêm trọng cấu thành tội phạm.

"Cần phải có hình phạt bổ sung như sung công quỹ thu nhập không chính đáng có được từ video 'bẩn'. Khóa tài khoản mạng xã hội, cấm vĩnh viễn sản xuất video, nội dung Internet nếu tái phạm", ông Thi nhấn mạnh.

TS xã hội học Trịnh Hoà Bình cho rằng đây cũng là một cách để ngăn chặn làn sóng YouTuber đăng tải nhiều các nội dung lên mạng xã hội. Bởi thực trạng cho thấy các nội dung này đang bị biến tướng và cổ súy các hành vi vi phạm giá trị đạo đức và văn hóa, mà đối tượng bị tác động nhiều nhất là trẻ em. 

Ông Trịnh Hòa Bình cho rằng video đi ngược lại chuẩn mực văn hóa, đạo đức thường được người trẻ đón nhận, hướng ứng. Các nội dung nhắm đến giới trẻ ngày nay có xu hướng dị biệt, đen tối, cổ súy cho việc ăn chơi sa đọa, lối sống giang hồ, nội dung giật gân. Nếu được khuyến khích bởi video có nội dung như vậy, hành vi, suy nghĩ rất dễ trở nên lệch lạc, có thể để lại hậu quả lớn cho một thế hệ.

Ông Bình cho rằng các video này sẽ tiếp tục xuất hiện, việc kiểm duyệt sẽ càng ngày càng khó. Cho dù tăng hình phạt cũng chỉ là một khía cạnh, việc cần làm là phải tạo cho giới trẻ một tâm lý phòng vệ trước các nội dung độc hại. 

Ông Đào Trọng Thi cũng nhấn mạnh chế tài dù nghiêm khắc đến đâu vẫn cần kèm theo việc truyền thông nâng cao nhận thức của người dân thông qua các hướng dẫn cụ thể nội dung nào là vi phạm pháp luật, nội dung nào là được phép đăng tải. cơ quan chức năng cần phải xem xét kỹ mục đích và tác động của những video này. Cùng với đó, cơ quan chức năng cần phải xem xét kỹ mục đích và tác động của những video này.

Với những video có mục đích phá hoại, trục lợi nghiêm trọng hoặc cố tình tái phạm, thì cơ quan công an cần vào cuộc, điều tra để có biện pháp xử lý thích đáng như xử lý hình sự.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật