Ánh Nguyễn Hồng Việt (chủ tiệm Hoa Nói, Q.1, TP.HCM) đã mua cành cà phê tươi, còn nguyên trái và lá để chuyển về tiệm hoa ở TP.HCM.
"Tết mọi người thường mua đào đông màu đỏ về chưng cho may mắn. Đợt rồi mình đi chơi ở Đà Lạt và Đắk Lắk, thấy mùa cà phê chín rộ, trái màu xanh, màu đỏ chín mọng rất đẹp, mình nghĩ tại sao không dùng cái này để cắm, rõ ràng nhìn không bị giả và đẹp hơn đào đông nhiều", anh Nguyễn Hồng Việt nói.
Anh Nguyễn Hoàng Việt. Ảnh: BÔNG MAI |
Chị Cao Thị Tường Vi (nông dân, 32 tuổi) cho biết: "Lạ, nói thiệt đây là người đầu tiên tôi thấy đi mua cành cà phê về cắm như hoa. Lúc nói bán cành, tụi bạn cứ chọc là mày tìm được mối nào hay vậy".
Theo chị Vi, thông thường cành cà phê nào sai trái trong năm nay thì năm sau có thể bị khô, phải cắt bỏ. Người nông dân cũng thường tỉa các cành yếu, không quan trọng, để cây tập trung nuôi dưỡng cành chính.
Chị Vi cho biết, vườn cà phê này do ông bà nội để lại, cây cà phê trồng 20 năm cũng gần tàn, năng suất không đạt, nên cắt cành cũ để nuôi cành mới không ảnh hưởng nhiều.
Dù mới ra mắt được 2 tuần nhưng quán hoa của anh Viết đã bán 450 cành cà phê cho khách ở TP.HCM, Bình Dương, Vũng Tàu, Nha Trang, Hà Nội. Một cành cà phê chín đều, dài 60-80cm được bán lẻ với giá 90.000 đồng. Anh còn đặt trước 1.000 cành còn nguyên trái và lá, cuối năm bán cho khách chưng tết.
Không chỉ chưng cành cà phê tại nhà, văn phòng, một số quán cà phê ở TP.HCM cũng mua cành chưng để thổi không khí núi đồi vào trong không gian phố thị.