• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cho hai ly nước, trong đó một ly có độc, nếu phải uống 1 trong 2 thì chọn ly nào?: Ứng viên EQ cao đưa câu trả lời thông minh

Làm sao để phân biệt ly nước nào có độc? Nhờ câu trả lời thông minh, nam ứng viên EQ cao đã...

Phỏng vấn xin việc làm là một quá trình mà ứng viên nào cũng phải trải qua sau khi tốt nghiệp đại học. Thế nhưng, với sự cạnh tranh gay gắt, ngày càng nhiều nhà tuyển dụng có những màn phỏng vấn “độc lạ” với mục đích tìm ra ứng viên không chỉ xuất sắc về mặt chuyên môn mà còn đòi hỏi EQ cao. Việc đưa ra những câu hỏi có phần “kỳ quặc” không phải để nhà tuyển dụng gây khó khăn cho ứng viên, mà để kiểm tra kỹ năng ứng biến linh hoạt với những thay đổi ở môi trường làm việc. Nhất là, đối với những vị trí thường xuyên làm việc với khách hàng, thì kỹ năng này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Trường hợp của Tiểu Trần cũng không ngoại lệ.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

 Tiểu Trần là một sinh viên vừa mới ra trường đi tìm việc. Với tấm bằng giỏi và kinh nghiệm thực tập dày dặn, Tiểu Trần được nhiều công ty gửi thư mời phỏng vấn. Cuối cùng, anh nhận lời đến phỏng vấn ở một công ty khá lớn,  với cơ hội phát triển, chế độ đãi ngộ cao và có triển vọng thăng tiến. 

Các ứng viên tham gia sẽ trải qua ba vòng phỏng vấn. Trong hai vòng đầu tiên, Tiểu Trần đã vượt qua một cách xuất sắc những câu hỏi về kiến thức chuyên môn. Cuối cùng, với năng lực vững vàng, Tiểu Trần được chọn vào vòng cuối với hai ứng viên khác cũng tài năng không kém. Ba người được mời vào phòng cùng lúc để tham gia vòng kỹ năng giải quyết vấn đề với cùng một câu hỏi: “Có hai ly nước trái cây trên bàn, một ly có độc, ly còn lại không bỏ thuốc độc. Nếu uống 1 trong 2, bạn sẽ chọn ly nào?”. Nhà tuyển dụng cho các ứng viên ba phút để suy nghĩ.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

 Ba phút sau, ứng viên đầu tiên xung phong trả lời: “Nhìn màu sắc và mùi hương là có thể phân biệt được ly nào có độc, ly nào không”. Nhà tuyển dụng tiếp tục hỏi: Nếu loại thuốc đó không màu, không mùi thì làm sao phân biệt? Ứng viên không biết phải nói gì thêm, đành tiếp tục suy nghĩ.

Đến lượt ứng viên thứ hai, anh ta nói: "Tôi có thể trực tiếp đến phòng thí nghiệm để các nhà nghiên cứu có thể giúp tôi phân biệt”. Nhà tuyển dụng chỉ mỉm cười và mời anh này ngồi xuống.

Cuối cùng là Tiểu Trần, anh nói: “Tôi chọn không uống. Việc phân biệt giữa hai ly nước vừa tốn rất nhiều sức lực lại lãng phí thời gian. Thay vì tìm cách để phân biệt, tôi có thể dùng thời gian và sức lực cho việc này để kiếm tiền mua nhiều ly nước khác. Vì thời gian là tiền bạc”.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Sau khi nghe xong, nhà tuyển dụng bật cười, liên tục gật đầu tâm đắc với câu trả lời đầy thuyết phục. Với câu trả lời cực kỳ thông minh này, Tiểu Trần đã được nhà tuyển dụng nhận việc đi làm ngay trong ngày hôm sau.

Thực ra, đáp án nào cũng không sai, nhưng điều quan trọng là sự khéo léo và thông minh trong việc giải quyết vấn đề của ứng viên. Chỉ mới một câu hỏi đã có thể biết ứng viên nào nhạy bén, ứng viên nào có tiềm năng lớn để đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong công việc.

Nhã Ý

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật