• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Gia Lai phát hiện thêm một ca dương tính với bệnh bạch hầu

Tối 11/7, Sở Y tế Gia Lai cho biết vừa phát hiện thêm một ca dương tính với bệnh bạch hầu,...

Sở Y tế tỉnh Gia Lai xác nhận, tại địa phương vừa phát hiện thêm một trường hợp dương tính với bạch hầu, đó là bé gái tên N. (3 tuổi, trú tại xã Đak Sơ Mei, huyện Đak Đoa), theo VTC News.

Ngành y tế tỉnh Gia Lai thực hiện khám sàng lọc cho người dân tại làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa- nơi có ca bệnh bạch hầu  tử vong . Ảnh minh họa: TTXVN
Ngành y tế tỉnh Gia Lai thực hiện khám sàng lọc cho người dân tại làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa- nơi có ca bệnh bạch hầu tử vong . Ảnh minh họa: TTXVN

Cũng theo VTC News, sáng 7/7, bé N. có biểu hiện đau họng, viêm amidan nên được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Đắk Đoa khám. Tại đây, các y, bác sĩ nghi ngờ cháu có dấu hiệu của bệnh bạch hầu nên lấy mẫu gửi xét nghiệm. Chiều 11/7, kết quả xét nghiệm cho thấy mẫu bệnh phẩm dương tính với bệnh bạch hầu.

Sau khi nhận thông tin cháu N. dương tính với bạch hầu, Sở Y tế tỉnh Gia Lai lập tức chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành cách ly, khoanh vùng dập dịch, phun hóa chất khử khuẩn môi trường và tổ chức khám sàng lọc, cấp thuốc điều trị dự phòng.

Như vậy, hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã xuất hiện 2 ổ dịch bạch hầu với 20 trường hợp dương tính với vi khuẩn Corynebacterium diphtheria.

Trao đổi với TTXVN về quá trình phát hiện ca bệnh này, ông Mai Xuân Hải, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho biết, cơ quan chức năng tiếp xúc với một người đàn ông tại xã Đak Smei sống gần nhà bệnh nhân mắc bạch hầu đã tử vong.

Người đàn ông này đã tiếp xúc với hơn 60 người tại xã địa phương. Lần theo các mối quan hệ của người đàn ông này thì cơ quan chức năng phát hiện thêm trường hợp bé gái 3 tuổi dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu.

Hiện cháu bé có các biểu hiện ho, sốt, sức khỏe ổn định.“Chúng tôi đã khám sàng lọc và cấp thuốc điều trị cho toàn bộ người dân ở huyện Đak Đoa.Ngày 12/7 chúng tôi sẽ tiêm vắc xin. Đến thời điểm này, công tác khoanh vùng dập dịch, không để dịch lây lan vẫn được ngành y tế tỉnh triển khai quyết liệt; công tác giám sát, cách ly các thôn, làng có ổ dịch vẫn đang được thực hiện nghiêm. Bên cạnh đó, các trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu đang được điều trị tích cực, có dấu hiệu tiến triển tốt”- ông Hải cho biết thêm.

Trước đó, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế , cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến tỉnh Gia Lai để họp bàn các giải pháp phòng, chống dịch bạch hầu. Trong đó, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhấn mạnh: “Bạch hầu là bệnh cổ điển, tử vong chủ yếu do độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra nên việc điều trị càng sớm càng tốt. Mà muốn điều trị sớm thì phải phát hiện sớm. Hiện tại đã có vắc xin đối với bệnh bạch hầu và có cả thuốc điều trị đặc hiệu. Cần phải ngăn chặn ngay, không để lây lan rộng trong cộng đồng”.

Ngoài ra, cũng trong chuyến công tác, các giải pháp phòng, chống mang tính lâu dài và bền vững cũng được Bộ Y tế đặc biệt ưu tiên. Đáng chú ý là chiến dịch tiêm vắc xin quy mô lớn tại 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk - những địa phương đã xuất hiện các ca mắc bạch hầu. Tiếp theo là các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Quảng Nam.

Theo đó, toàn bộ trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên sẽ được tiêm phòng vắc xin 5 trong 1, người dân từ trên 7 tuổi sẽ được tiêm vắc xin Td (chứa thành phần uốn ván, bạch hầu).

PV (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật