• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bạo lực học đường tại trường quốc tế ISHCMC-AA, hành xử không khéo nhân cách học sinh sẽ bị méo mó sau này

Đó là nhận của Tiến sĩ Tâm lý Đào Lê Hòa An (Giám đốc Trung tâm đào tạo, ứng dụng khoa học...

Theo Tiến sĩ Tâm lý Đào Lê Hòa An, câu chuyện về bạo lực học đường xảy ra nó ảnh hưởng rất lớn đến trẻ cả thế chất lẫn tinh thần và hứng thú học tập của trẻ. 

Đáng lý ra môi trường nhà trường phải là nơi an toàn nhất cho học sinh và cả những người đang vận hành trong hệ sinh thái đó. Học sinh không thể đi học trong trạng thái lo lắng mình sẽ bị bạo hành, bị trả thù... thì làm sao trẻ học tốt. Đây chỉ là những dấu hiệu lo sợ ban đầu, nhưng về sau đứa trẻ đó sẽ bị stress, trầm cảm nếu không trị được dứt điểm và kéo dài.

Tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận một yếu tố khách quan, là một môi trường đông người và các bạn trẻ đang trong độ tuổi phát triển, thích khẳng định cái tôi của mình thì đâu đó sẽ có những thành phần cá biệt và có sự va chạm. Điều quan trọng ở đây là thái độ cách ứng xử, hành xử của người lớn, cụ thể là nhà trường và phụ huynh. Vì chính điều đó sẽ ảnh hưởng đến hành vi, nhìn nhận vấn đề của những người trong cuộc đặc biệt là của những bạn học sinh.

Về phía nhà trường, phải có trách nhiệm và luôn có kịch bản để ứng xử và ứng phó với tình huống bạo lực học đường, vì bất cứ khi nào bạo lực học đường có thể xảy ra tại ngôi trường của mình.

Bạo lực học đường tại trường quốc tế, hành xử không khéo nhân cách học sinh sẽ bị méo mó sau này - Ảnh 1.

Theo chuyên gia tâm lý, bạo lực học đường sẽ ảnh hưởng đến cả thế chất và tinh thần của trẻ.

Mục tiêu cuối cùng đạt được trong câu chuyện bạo lực học đường là giáo dục được nhân cách, cách hành xử, ứng xử của học sinh, chứ không phải là câu chuyện phủi bỏ trách nhiệm hay ai thắng ai thua. Cách ứng xử nhân văn của nhà trường và phụ huynh mới là cách giáo dục tốt nhất trong trường hợp này, để nó trở thành khuôn mẫu hành vi ứng xử cho học sinh noi theo trong những trường hợp sau. Chứ không phải việc bênh con một cách quá đáng thì con sẽ luôn luôn ỉ lại, và nhân cách con sẽ bị méo mó sau này. Nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều hệ lụy về sau chứ không chỉ là vấn đề trước mắt này vậy nên bố mẹ phải có cách hành xử đúng.

Thông tin cụ thể việc bạo lực học đường xảy ra tại TP.HCM gây xôn xao xã hội được phụ huynh phản ánh và bức xúc từ phía hành xử của nhà trường: Bà T.H.T, phụ huynh có con em đang theo học tại trường Quốc tế ISHCMC-AA, TP.HCM đang tố cáo hành vi bạo lực của một học sinh nữ với con mình và 3 học sinh khác. 

Theo bà T., vụ việc xuất phát khi nhà trường tổ chức cho học sinh đi du lịch Hồ Tràm. Lúc ăn, con bà giữ ghế để bạn đi lấy đồ ăn. Một học sinh lớp 8 muốn lấy ghế đó, nhưng con bà trả lời ghế có người ngồi rồi. Nữ sinh kia có phần nặng lời nhưng con bà không phản ứng lại. 

Ngày 26/5, con bà T. bị học sinh này đánh trong khuôn viên trường. Giáo viên nhìn thấy nhưng không can ngăn. Sau đó, học sinh nữ kia muốn tiếp tục lôi con bà ra ngoài trường đánh tiếp với nhiều học sinh nam đang có hung khí chờ sẵn. 

Clip phụ huynh đến trường đòi lại công bằng cho con gây sốt cõi mạng - Ảnh 1.

Nhiều phụ huynh đến tận trường để phản ánh con bị bạo hành đều không hải lòng về cách ứng phó của ngôi trường với mức học phí trên 600 triệu/năm.

Một số học sinh khác bất bình, bảo vệ học sinh bị hành hung nên cũng bị nữ sinh kia đánh. Cả 4 học sinh bị đánh đều bị thương tích: tức ngực, người nhiều vết xước, bầm tím và  sang chấn tâm lý.

Điều khiến vị phụ huynh này bức xúc là cách giải quyết của nhà trường. Sau khi xảy ra sự việc, nhà trường từ chối trách nhiệm và cho biết sẽ cho số điện thoại để các phụ huynh tự giải quyết với nhau bên ngoài trường.  

Cũng theo bà T.,  mục đích bà đến trường để hai bên cùng ngồi lại với nhau để có giải pháp giáo dục các bé, nhưng thái độ nhà trường không tôn trọng, không lắng nghe phụ huynh, không ai nhận trách nhiệm bảo vệ học sinh còn gia đình học sinh bạo hành người khác vô cùng thách thức. 

Theo hình ảnh clip quay lại lúc bà T. và các phụ huynh đến trường làm việc, gia đình và học sinh hành hung bạn còn có nhiều hành động thách thức người lớn và không nhận lỗi. 

Ngoài ra, bà T. cho biết, các bạn học sinh nam khác còn điện thoại, nhắn tin đe dọa con bà nên bà quyết định cho con nghỉ học tại trường. 

Trong khi đó, ông Nathan Swenson, Hiệu trưởng trường Quốc tế TP.HCM (ISHCMC-AA), xác nhận vụ việc xảy ra vào chiều 26/5, sau giờ học, bên ngoài trường.

Theo hiệu trưởng trường, thời điểm đó một trợ giảng bán thời gian của ISHCMC-AA thấy học sinh xô xát. Người này lập tức vào trường, gọi người ngăn cản. Hiệu trưởng đích thân ra, dẫn các em vào trường.

Ông Nathan Swenson thông tin lúc ông gặp học sinh, một số em có vết bị cào, cấu. Vì vậy, ông cho các em đến phòng y tế trường để kiểm tra. Y tá xác định học sinh bị xước, không có vấn đề nghiêm trọng nên cho các em về.

Theo hiệu trưởng, nhà trường thực hiện theo quy trình xử lý, mời học sinh liên quan đến nói chuyện để tìm hiểu trước khi làm việc với gia đình các em, nhằm giải quyết sự việc. Tuy nhiên, lúc họ mới bắt đầu trao đổi, phụ huynh ập đến, xảy ra tranh chấp, phải dừng lại.

Do sự việc chưa được giải quyết trong ngày 26/5, ngày 27/5, trường tiếp tục tìm hiểu để có phương án giải quyết.

Trường đã nói chuyện với 14 học sinh để nắm được sự việc. Bước tiếp theo là trao đổi với phụ huynh để giải quyết vấn đề. Thông thường, trường xử lý sự việc suôn sẻ để giúp các con giải quyết mâu thuẫn, nhưng sự việc trở nên khó khăn hơn khi quá trình điều tra bị cản trở.

Theo ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT TP.HCM, Sở đã tiếp nhận được thông tin phụ huynh phản ảnh. Sở GD&ĐT TP.HCM sẽ làm việc với nhà trường và phòng giáo dục phối hợp với công an để giải quyết, bao gồm việc gặp phụ huynh, đảm bảo an toàn cho học sinh, làm công tác tư tưởng để các em ổn định, tránh ảnh hưởng đến việc học.

HÀ MY

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật