1. Làm bạn với con
Để làm bạn với con, bố mẹ nên coi con là một người bạn, chứ không nên coi con là con nít không hiểu chuyện và mình không cần thiết phải giải thích với con khi làm một việc gì đó.
Coi con là người bạn thân đồng nghĩa là bố mẹ phải thường xuyên tâm sự, nói chuyện với con, kể cho con nghe về công việc, hỏi thăm việc học tập của con và những khó khăn của con gặp phải và tìm cách để con có thể giải quyết.
Bố mẹ phải luôn tôn trọng những sở thích của con, không nên cấm đoán con hay là bắt con làm những điều mà con không thích
Đừng nghĩ bạn và con là 2 thế hệ khác nhau, khó thể làm bạn cùng con được. Trẻ nhỏ rất thích được nói chuyện với bố mẹ, được chơi cùng bố mẹ.
2. Được bố mẹ yêu thương
Đứa trẻ nào cũng cần tình thương của bố mẹ, đặc biệt là những đứa trẻ có bố mẹ luôn luôn bận rộn. Nguyên nhân trẻ nhỏ trầm cảm hiện nay hầu hết đều bắt nguồn do thiếu tình yêu thương, sự quan tâm của bố mẹ.
Bị bố mẹ bỏ rơi lâu ngày, không được quan tâm sẽ khiến trẻ có suy nghĩ rằng bố mẹ không yêu mình, mình không phải là con của bố mẹ… Cứ thế, trẻ sẽ hình thành thói quen chơi một mình, ít nói, hay cáu gắt và luôn có cảm giác sợ đám đông.
3. Bố mẹ làm gương
Cha mẹ là tấm gương để con cái soi vào và noi theo. Mọi yêu cầu hay lệnh sẽ chỉ khiến bạn làm theo trong trí nhớ. Trẻ tuân theo mệnh lệnh của cha mẹ vì sợ bị la mắng, đánh đập chứ không phải vì chúng thấy đó là điều đúng đắn phải làm.
Trẻ con rất thích bắt chước người lớn và hình mẫu lý tưởng của chúng là bố mẹ. Sống trong một gia đình hạnh phúc, có bố mẹ làm nghề nào đó khiến con tự hào. Đứa trẻ sẽ cố gắng, phấn đấu để trở thành một người vĩ đại như bố/mẹ chúng.
Do vậy, bố mẹ phải biết làm gương cho trẻ. Đặc biệt là trong cách ứng xử, giao tiếp, công việc. Luôn phải dạy con những lời hay ý đẹp, biết yêu thương và trân trọng mọi người.
4. Tổ ấm hạnh phúc
Trẻ em rất ngây thơ và luôn khao khát được sống trong một tổ ấm hạnh phúc. Nếu bố mẹ thường xuyên cãi vã, ly hôn sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý trẻ nhỏ. Khiến chúng có những suy nghĩ tiêu cực về hôn nhân.
Bố mẹ hạnh phúc thì con mới có niềm tin vào tương lai, động lực phấn đấu học tập tốt hơn.
Thường những đứa trẻ sống trong gia đình hạnh phúc sẽ rất chán nản, ghét bỏ bố hoặc mẹ (người làm tan vỡ hạnh phúc).
5. Sự thấu hiểu
Cũng giống như người lớn, trẻ con luôn cần sự thấu hiểu của bố mẹ. Khi bố mẹ thấu hiểu được con, mới biết cách yêu con đúng cách, không áp đạt suy nghĩ của mình lên con.
Trẻ em cũng có ước mơ, đam mê, năng khiếu riêng và ước vọng của nó. Hãy tôn trọng con và cho con cảm nhận rằng mình có bố mẹ thật tuyệt vời, luôn hiểu và dành những điều tốt nhất cho chúng.
6. Bố mẹ động viên, khích lệ
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều tiềm tàng những tài năng vô cùng to lớn, bậc cha mẹ hãy học cách khích lệ con trẻ điều này sẽ giúp mở ra các cánh cửa tài năng của con trẻ.
Khen ngợi và khích lệ là một trong những phương pháp có hiệu quả nhất để thúc đẩy trẻ tiến bộ. Mỗi đứa trẻ đều có tâm lý mong muốn được cha mẹ và thầy cô coi trọng. Khen ngợi ưu điểm và thành tích một cách đúng mực sẽ giúp trẻ tự hào về bản thân và tích cực vươn lên.
Vì vậy, việc bố mẹ khích lệ còn trẻ là phương châm giáo dục tốt nhất cho con em mình và hãy luôn khích lệ con ngay cả khi bé đạt thành tích chưa cao, không như kỳ vọng.