• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách Tiếng Việt 1 lên tiếng việc không dạy chữ P trong SGK

Ông không có ý kiến gì bởi tất cả quan điểm của hội đồng đã được ghi vào biên bản,...

Trao đổi với VTC News về vấn đề không dạy chữ P trong sách giáo khoa đang gây tranh cãi, GS.TS Mai Ngọc Chừ, Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách Tiếng Việt 1 nói: "PGS Bùi Mạnh Hùng (tổng chủ biên) đã thay mặt nhóm tác giả biên soạn sách lên tiếng về việc không dạy chữ P độc lập. Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của nhóm tác giả sách Tiếng Việt 1- bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Đó là đơn vị được phép trả lời".

Theo ông, mỗi người một cách nhìn riêng, nhưng phải là nhà ngôn ngữ học, biết về ngữ âm học, nếu không sẽ không thể phân biệt giữa âm và chữ. Ông không có ý kiến gì bởi tất cả quan điểm của hội đồng đã được ghi vào biên bản, trình trước Bộ trưởng GD&ĐT và Bộ trưởng đã ký.

"Hội đồng thẩm định thông qua có nghĩa là chấp nhận, Hội đồng đã trình lên Bộ trưởng, Bộ trưởng đã ký cũng có nghĩa Bộ trưởng chấp nhận", ông nói.

Chủ tịch Hội đồng thẩm định sách Tiếng Việt 1 lên tiếng việc không dạy chữ P trong SGK

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống từng khẳng định, sách có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ GD&ĐT (trang 12, tập một). Đây là quy định cứng, không bộ sách giáo khoa nào có thể thay đổi.

Ở nhiều bài học trong bộ sách này, học sinh được học và luyện viết chữ P qua ngữ liệu là những từ như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,… (trang 78, 118, 120, 124,… tập một). Ở tập hai, trong các văn bản đọc thì số các từ có chữ P không thể tính hết. "Vì vậy, ý kiến cho Tiếng Việt 1, Kết nối không dạy chữ P là hoàn toàn không có cơ sở", ông nói.

Theo ông Hùng nêu trong tiếng Việt, âm P xuất hiện ở đầu hoặc cuối âm tiết. Với những từ âm P xuất hiện ở cuối, sách Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống dạy rất nhiều, ví dụ như các bài về "ap, ăp, âp", "op, ôp, ơp", "ep, êp, ip, up". Còn với những từ âm P ở đầu, tất cả các bộ sách Tiếng Việt 1 đều đạt được mục tiêu học xong lớp 1 học sinh đọc được các từ như đèn pin, Sa Pa, Nậm Pì… Tuy nhiên, các bộ sách có thể có những cách khác nhau.

"Cách thứ nhất là dạy âm P trong bài về âm Ph. Trước khi học Ph, các em được luyện P, chứ không học riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm này. Cách thứ hai là dạy P riêng và dùng những từ như "pi-a-no" (piano), "pa-nô" (pano) để học sinh đọc và phát triển vốn từ", chủ biên nói.

Ông Hùng cũng nhấn mạnh sách giáo khoa Tiếng Việt 1 theo chương trình giáo dục cũ áp dụng cách thứ nhất. Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cũng kế thừa theo cách dạy này. 

"Sau khi làm quen, tập đọc âm P ngay trước khi học âm Ph, học sinh được luyện đọc âm đầu P trong một số bài học sau đó. Chẳng hạn, khi học vần "in", các em luyện đọc và viết từ "đèn pin", luyện đọc từ "Sa Pa" trong đoạn văn viết về Tây Bắc", ông Hùng nói.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật