"Săn Tây" được hiểu là việc bắt chuyện với những du khách nước ngoài để luyện nói tiếng Anh. Đây là một cách học nói tiếng Anh được khá nhiều người áp dụng vì phần nào giúp chúng ta áp dụng những kiến thức trên sách vở vào tình huống giao tiếp thực tế. Tuy nhiên, bạn có biết cách giao tiếp với người nước ngoài hiệu quả và những điều cần tránh?
Trong văn hóa Việt Nam, hỏi han về những vấn đề trong cuộc sống là cách để chúng ta bày tỏ sự quan tâm đến người đối diện. Tuy nhiên, có những câu hỏi được xem là quá riêng tư trong những nền văn hóa khác mà chúng ta cần tránh để việc giao tiếp với người nước ngoài không trở thành "thảm họa".
Ảnh minh họa |
Những câu hỏi riêng tư cần tránh
Người nước ngoài sẽ cảm thấy không thoải mái nếu bạn hỏi về tuổi tác, tình trạng hôn nhân, cân nặng và chiều cao hay mức thu nhập. Nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada và Vương quốc Anh nổi tiếng là những nơi rất nhạy cảm với các câu hỏi cá nhân.
Tại một số nơi như môi trường công sở, trường học... việc hỏi những câu hỏi cá nhân được dán nhãn là "micro-aggressions" - vi hiếp, vi kích hay sự công kích vi mô, hiểu nôm na là những hành vi hạ thấp người khác trong đời sống hằng ngày bằng lời nói hay hành động mang tính cố ý hoặc vô ý nhằm biểu thị thái độ tiêu cực, thù địch hoặc xúc phạm đối với những nhóm thiểu số bị kỳ thị hoặc bị gạt ra ngoài lề văn hóa.
- How tall are you? (Bạn cao bao nhiêu?)
- What’s your height? (Chiều cao của bạn là bao nhiêu?)
- How much do you weigh? (Bạn nặng bao nhiêu ký?)
- How much you earn a month? (Bạn kiếm được bao nhiêu tiền 1 tháng vậy?)
- How old are you? (Bạn bao nhiêu tuổi)
- Hey, did you gain some weight since we met? (Cậu lại tăng cân kể từ lần cuối chúng ta gặp nhau đúng không?)
- You have put on some pounds, haven’t you? (Bạn tăng cân đúng không?)
- Why do you look so ___ (tired, older)? (Sao bạn trông mệt mỏi/ già hơn thế?)
- Didn’t you wear make-up? (Bạn không trang điểm à?)
- What’s wrong with your ___? (nose, eye, skin) (Có chuyện gì với mũi/mắt/da... của bạn vậy?)
- Is that your natural hair colour? (Đây có phải màu tóc tự nhiên của bạn không?)
Không chỉ người nước ngoài đâu, mà ngay kể cả chúng ta cũng bị "xịt keo" khi được hỏi về cân nặng, chiều cao vì đây đều là những vấn đề mang tính riêng tư. Dù bạn chỉ hỏi han vô tư như lời chào thì vẫn có nhiều người cho rằng đây là một câu "joke" thiếu tệ nhị hay có ý châm biếm đối phương.
Tuổi tác lại càng là một vấn đề đáng quan ngại. Với phụ nữ hoặc người có tuổi, nếu bạn hỏi thẳng như vậy sẽ được xem là bất lịch sự. Thậm chí nhiều người còn thoải mái bình phẩm khi về ngoại hình hay nhận xét những khuyết điểm trên cơ thể của người đối diện. Điều này là điều cấm kỵ, mọi người nên tránh nhé!
- Are you married? (Bạn kết hôn chưa?)
- Do you have a girlfriend? (Anh có bạn gái không?)
- Are you single or married? (Cậu còn độc thân hãy đã kết hôn?)
- I think your married life is very interesting, right? (Tôi nghĩ anh đang có một đời sống hôn nhân rất thú vị, đúng không?)
- Do you have a husband/wife? (Bạn có vợ/chồng chưa?)
- Do you have any kids (Có con chưa?)
- Are you unemployed? (Bạn đang thất nghiệp à?)
- Where are you working? (Bạn đang làm việc ở đâu?)
- Doing this job must have a high salary, right? (Làm công việc này chắc lương cao lắm nhỉ?)
- What is your present monthly salary? (Lương hàng tháng hiện nay của anh là bao nhiêu?)
Dạng câu hỏi thứ hai cần tránh không chỉ đối với người nước ngoài, mà ngay kể cả người Việt chúng ta đó chính là những câu hỏi cá nhân. Lương bổng, mối quan hệ, gia đình, tình trạng hôn nhân, con cái, công việc hiệc tại... là những điều tuyệt đối bạn đừng bao giờ hỏi.
Ảnh minh họa |
Nên nói gì khi lần đầu gặp mặt?
Lần đầu gặp mặt là một cơ hội quan trọng để mọi người có thể tạo dựng ấn tượng tốt trong lần đầu tiên gặp gỡ người khác. Đừng chỉ coi "săn Tây" là "công cụ" để học tiếng Anh, có thể coi đó như cơ hội để giao lưu, làm quen với bạn bè quốc tế nữa.
- Hỏi thăm về người đối diện một cách tế nhị: Hãy cho người đối diện biết rằng bạn đang quan tâm đến họ bằng cách hỏi về sở thích hoặc sự quan tâm với họ. Bạn có thể hỏi: "Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh?"; "Bạn đến đây vì lý do gì?"; "Bạn thích điều gì ở đất nước chúng tôi?"... Có rất nhiều chủ đề cho chúng ta triển khai cuộc hội thoại như thời tiết, văn hóa, ẩm thực... đừng chỉ tập trung vào việc khai thác thông tin về người đối diện như nhé!
- Tìm điểm chung: Nếu bạn biết được sở thích hoặc sự quan tâm của người đối diện thì hãy cố gắng tìm điểm chung để tạo dựng sự kết nối. Ví dụ, nếu bạn và người đối diện đều yêu thích thể thao, bạn có thể nói: "Tôi cũng rất thích chơi bóng đá, bạn thích đội bóng nào?".
- Tạo không khí thoải mái: Hãy cố gắng tạo ra một không khí thoải mái cho cuộc trò chuyện. Bạn có thể cười và nói chuyện với người đối diện một cách tự nhiên. Đôi khi, việc trò chuyện với một người nước ngoài bằng tiếng Anh sẽ khiến bạn ngắc ngứ, cũng dễ hiểu thôi vì đây đâu phải ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Lúc này, ngôn ngữ cơ thể hay sự kết nối về ánh mắt là điều hết sức quan trọng, bạn nhớ nhé!
- Lắng nghe và tương tác tích cực: Hãy lắng nghe người đối diện và tương tác với họ một cách tích cực. Bạn có thể trả lời các câu hỏi của họ và chia sẻ ý kiến của mình. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra một cuộc trò chuyện dễ chịu và tạo dựng mối quan hệ tốt hơn.
Để trở thành một người giao tiếp tốt không phải là điều đơn giản vì nó phải trải qua cả một quá trình dài học hỏi và rèn luyện. Tuy nhiên, trong từng lời ăn tiếng nói, chỉ cần để ý một chút thôi là đỡ mất lòng nhau và đồng thời cũng khiến đối phương cảm thấy thoải mái hơn khi trò chuyện. Đừng lúc nào cũng hồn nhiên hỏi han những câu hỏi thiếu tế nhị nhé, vì như vậy sẽ khiến cả hai bên "sượng" lắm luôn!