Tang Shangjun, đến từ khu tự trị Choang ở Tây Nam Quảng Tây, đã tham dự kỳ thi (được gọi là gaokao) lần thứ 13 của anh trong năm nay, The Paper đưa tin.
Mặc dù điểm số gaokao của anh đã được cải thiện theo thời gian, mang lại hy vọng rằng anh ấy đã gần đạt được vòng loại. Nhưng năm nay điểm số của anh ấy đã giảm đáng kể so với những lần trước, khiến Tang Shangjun chỉ đủ điều kiện để vào đại học Quảng Tây, báo cáo cho biết.
Tang cho biết việc học tại đại học Quảng Tây chỉ là tạm thời. Anh vẫn có kế hoạch thử sức một lần nữa vào năm sau cho một suất học tại Thanh Hoa, một trong những trường đại học tốt nhất ở Trung Quốc.
“Tôi khá căng thẳng”, Tang nói. “Tôi hy vọng gaokao năm sau là kỳ thi cuối cùng mà tôi tham gia".
Ngoài đại học Quảng Tây, trước đó anh đã được nhận vào hai trường hàng đầu khác. Nhưng anh ấy đã rút lui, quyết tâm giành lấy một suất tại Tsinghua, nơi được xếp hạng thứ 17 trên thế giới và thứ 3 ở châu Á trong Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới năm 2022 của QS.
Ở Trung Quốc, bài kiểm tra gaokao có ý nghĩa sống còn đối với triển vọng nghề nghiệp trong tương lai của một người. Trong mắt nhiều người, đây là một sự kiện thay đổi cuộc đời vì nó mang đến cơ hội duy nhất cho các sinh viên từ các gia đình bình thường được vào học tại một trường đại học hàng đầu.
Tang sinh ra trong một gia đình nông dân ở huyện Shangsi, Quảng Tây. Năm 2009, khi tham gia kỳ thi gaokao lần đầu tiên, anh ấy không thể giải được hầu hết các bài của môn toán, và điểm của anh ấy quá kém nên anh ấy chỉ đủ điều kiện vào các trường đại học xếp hạng thấp.
Anh ấy đã không nộp đơn nhập học cho bất kỳ trước nào, thay vào đó chọn quay lại trường trung học và thi lại gaokao. Trong bảy năm tiếp theo, anh tiếp tục thi, thất bại và thi lại. Suốt thời gian đó, anh giữ bí mật này với gia đình vì sợ họ không chấp thuận.
Tang chỉ tiết lộ những gì anh đã làm với cha mẹ vào năm 2016 khi anh đạt được số điểm đủ cao để được nhận vào đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, một trường đại học xếp hạng cao. Cha mẹ Tang không trách anh ấy về việc giấu việc thi vào trường đại học Thanh Hoa mà họ tự hào về sự bền bỉ của anh ấy.
Nhưng Tang đã bỏ trường đại học này vì giấc mơ Thanh Hoa đã được nhen nhóm sau khi anh nghe tin một trường trung học ở Nam Ninh đề nghị học bổng cho những người có điểm gaokao cao với 100.000 nhân dân tệ (15.635 USD) nếu đến học ở đó và tham gia kỳ thi gaokao.
Trường trung học cũng đề nghị trợ cấp hàng tháng cho anh 2.000 nhân dân tệ (312 USD) và hứa sẽ cho anh 600.000 nhân dân tệ (93.000 USD) nếu anh ta được nhận vào đại học Thanh Hoa hoặc đại học Bắc Kinh.
Tang đã học ở trường này hai năm, thi gaokao hai lần, nhưng vẫn không vào được Thanh Hoa. Sau đó, anh chuyển đến một trường trung học khác, nơi cung cấp các ưu đãi tương tự cho những người thi lại gaokao.
Trong thời gian này, anh ấy làm gia sư trong các kỳ nghỉ hè và đôi khi là chuyển phát nhanh thực phẩm. Trong hai năm qua, anh đã tham gia giao dịch cổ phiếu và quỹ, kiếm được hàng chục nghìn nhân dân tệ, báo cáo cho biết.
Tang cho biết anh không hối hận vì đã chuẩn bị cho gaokao trong nhiều năm. “Nhưng đôi khi tôi nghĩ nếu tôi có thể có một công việc toàn thời gian, gia đình tôi sẽ không nghèo đến mức này. Bây giờ tôi không có gì cả và tôi rất khó để làm bất cứ điều gì”, anh nói.
Câu chuyện của Tang đã được xem 190 triệu lần trên Weibo, với hơn 6.000 bình luận để lại trên nền tảng này. “Định nghĩa về cuộc sống của một người bình thường là gì? Tôi nghĩ chúng ta nên tôn trọng sự lựa chọn của anh ấy. Chúng tôi không có tư cách bình luận xem anh ấy làm vậy có đáng hay không”, một người viết.
Nhưng một số người không đồng ý. "Anh ấy không biết rằng thời gian và cơ hội trong cuộc sống của chúng ta là có hạn sao?", một người hỏi.
“Anh ấy có thể học tại một trường đại học trước và sau đó đăng ký vào trường cao học của đại học Thanh Hoa sau khi học bằng cử nhân. Hoặc anh ấy có thể làm việc và trong thời gian chuẩn bị cho bài kiểm tra đầu vào của trường cao học Thanh Hoa”, một người khác đề xuất.
“Các trường trung học cơ sở đã truyền cho học sinh quan điểm rằng vào các trường đại học danh tiếng đồng nghĩa với thành công trong cuộc sống. Học sinh được thông báo rằng sau khi được các trường đại học hàng đầu nhận vào học, các em không cần phải học tập hay làm việc chăm chỉ để đạt được kết quả tốt ”, Xiong nói với South China Morning Post.
“Chúng ta nên cảnh báo rằng phụ huynh hoặc giáo viên nhà trường sẽ sử dụng câu chuyện của Tang như một tài liệu tham khảo để gây áp lực học tập chăm chỉ hơn cho học sinh”, chuyên gia nói.
(Nguồn: South China Morning Post)