Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc "dậy sóng" vì video ghi lại cảnh một giáo viên tiểu học cố tình ném sách bài tập của học sinh xuống đất để các em tự nhặt. Trong đoạn video, cô giáo tóc ngắn gọi tên và giao bài tập cho học sinh nhưng thay vì trực tiếp đưa cho các em, cô lại liên tục ném dưới chân.
Những học sinh tiểu học này chỉ có thể cúi người, ngồi xổm để nhặt sách vở lên.
Trên thực tế, trong quá trình này, giáo viên cũng vài lần đưa cho một số em. Nhiều người không hiểu tại sao lại có sự phân biệt như vậy. Họ suy đoán, có thể do các em còn lại có thành tích học tập không tốt hoặc chất lượng bài tập về nhà không như mong đợi của giáo viên.
Trong đoạn video, cô giáo tóc ngắn gọi tên và giao bài tập cho học sinh nhưng thay vì trực tiếp đưa cho các em, cô lại liên tục ném dưới chân. |
Nhưng dù thế nào đi nữa, việc ném sách vở dưới đất chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của học sinh. Tuy giữa thầy và trò có mối quan hệ giáo dục và tiếp nhận giáo dục nhưng điều đó không có nghĩa là giáo viên được phép cư xử thiếu tôn trọng. Ngược lại, thầy và trò cũng phải tuân theo nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng lẫn nhau.
Trong quá trình này, giáo viên cũng vài lần đưa vở cho một số em. |
Nhiều người chỉ trích hành động của giáo viên này là "phản sư phạm", không xứng đáng đứng trên bục giảng. Giáo viên là người hướng dẫn và chịu trách nhiệm lớn lao trong việc đào tạo, hướng dẫn trẻ cả về kiến thức lẫn nhân cách. Trong quá trình giáo dục và giảng dạy, điều quan trọng là phải thể hiện sự quan tâm, tôn trọng, đặc biệt đối với học sinh tiểu học đang phát triển tính tự giác.
Người thầy chỉ là một cá thể, là người chịu trách nhiệm dẫn dắt học trò chứ không phải là chân lý. Họ phải luôn tự kiểm điểm hành vi của mình, không nên kỷ luật một cách mù quáng mà phải dạy dỗ học sinh bằng tình yêu thương. Thầy cô cần phải tôn trọng học sinh, phải biết lắng nghe, tránh áp đặt. Muốn tôn trọng, thực sự hiểu được học sinh thì thầy cô phải có năng lực, nghiệp vụ sư phạm tốt.
Thầy cô cần gần gũi, chia sẻ với học sinh để hiểu các em nhiều hơn, cố gắng kiểm soát những cơn nóng giận, chuyển hóa nóng giận thành những phản ứng tích cực có lợi. Bên cạnh đó, dù trong hoàn cảnh nào, các thầy cô cũng cần phải đối xử một cách công bằng, không thiên vị hoặc có thành kiến khiến các em có những cảm xúc và hành vi tiêu cực.
Nếu làm tốt được những việc như vậy, mỗi giờ lên lớp thì cả thầy và trò sẽ có không khí vui vẻ, không áp lực, chất lượng giờ học sẽ được nâng cao. Điều đó rất có ích đối với các thế hệ học sinh.