Trẻ thích phản bác để nâng mình lên
Biểu hiện này có thể bao gồm các dấu hiệu về việc trẻ thích nghe lời nịnh nọt và thích nói xấu người khác, đồng thời hay cᴀo giọng bày tỏ quan điểm cá nhân bất kể là đối với người lớn hay ai đó khác. Thái độ này không chứng minh rằng trẻ nhanh nhạy hoặc thông minh mà đây hoàn toàn toàn là hành vi thiếu tôn trọng mọi người.
Nếu không kịp thời thay đổi thì khi lớn lên, trẻ khó mà phát triển các mối quan hệ xã hội tốt đẹp cũng như khó mà thành công trong cuộc sống so với những đứa trẻ “biết người biết ta” khác.
Trẻ thích ngắt lời
Theo các chuyên gia tâm lý học, trẻ con ham thích được nói chuyện là điều bình thường, vậy nhưng vẫn cần xem xét đến từng ngữ cảnh nhất định để hướng dẫn trẻ về phép lịch sự trong giao tiếp. Nếu trẻ không biết phân biệt trật tự lớn nhỏ, luôn muốn lấn lướt người khác bằng lời nói thì điều này chỉ thể hiện trẻ thiếu tôn trọng đối với mọi người xung quanh.
Tình trạng này diễn ra thường xuyên mà không được bố mẹ điều chỉnh kịp thời thì khi trưởng thành, trẻ dễ trở nên độ.c đoán, thiếu sự đồng cảm với người khác và có thể bất chấp mọi cách thức (dù sai trái) để đạt được mong muốn của mình. Vậy nên người lớn khi вắt gặp hành vi này của trẻ thì cần can thiệp ngay lúc đó, phê bình và hướng trẻ có cách nói chuyện và cư xử lễ phép hơn.
Trẻ chỉ nghe theo lời tán dương, nịnh nọt
Không ít trẻ em ngay từ nhỏ đã tỏ ra dễ tức tối, ngỗ nghịch khi người lớn nói chuyện không theo ý mình, mà chỉ thích được nghe những lời khen ngợi, dỗ ngọt từ người khác. Đây cũng là một trong những biểu hiện cho thấy khả năng giao tiếp của trẻ đang có hướng sai lệch.
Nếu một người chỉ biết nghe lời nịnh nọt mà cự tuyệt mọi lời góp ý chân thành thì khó mà có cái nhìn đúng đắn đối với bản thân và những người xung quanh. Dẫn đến giảm sút năng ʟực phân biệt đúng sai, không có lập trường vững vàng và dễ bị lừa gạt hơn những người biết lắng nghe ý kiến từ nhiều phía.
Khôn nhà dại chợ
Câu thành ngữ có nghĩa bóng chỉ những người đối với bên ngoài thì tỏ ra thật thà, nhút nhát trong mọi việc. Vậy nhưng khi ở nhà thì trở nên phách lối, muốn mọi người chiều theo mọi mong muốn của mình. Nếu trẻ có biểu hiện tương tự như vậy thì bố mẹ phải hết sức chú ý để kịp thời uốn nắn cách cư xử của trẻ. Nếu không khi lớn lên trẻ vẫn giữ cách xử sự như vậy thì thật không mᴀy mắn cho những người phải sống cùng nhà.
Trẻ thích phàn nàn và nói xấu người khác
Dù là ai thì cũng khó tránh khỏi những lúc tâm trạng buồn bực và cần một nơi để xả stress. Tuy nhiên nếu bé có hành động này thường xuyên, chẳng hạn như than phiền và nói xấu người khác dù là đối với chuyện lớn hay chuyện nhỏ thì điều này chỉ chứng tỏ trẻ không biết làm chủ cảm xúc, cũng như thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề trầm trọng.
Những lúc thế này bố mẹ cần dạy trẻ những bài học về cách nhận trách nhiệm về mình, đồng thời tạo cơ hội để hướng trẻ suy nghĩ về những điều tích cực trong cuộc sống hằng ngày từ đó giảm đi hành vi thích đổ lỗi và phàn nàn trước đó.
Ngoài việc luôn dạy dỗ và uốn nắn trẻ, thì việc bố mẹ chú trọng trong từng hành vi của chính mình để làm gương cho con cái cũng chính là yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên tính cách tốt đẹp của trẻ. Bởi dù được dạy dỗ kỹ lưỡng đến đâu mà chỉ cần chứng kiến bố mẹ nói xấu người khác, tranh cãi và sử dụng ngôn từ thiếu chuẩn mực thường xuyên thì trẻ khó mà phát triển tốt cho được.
Con không kiểm soát được cảm xúc
La hét, cáu gắt hay đập đồ chỉ vì những chuyện rất nhỏ cũng là dấu hiệu cho thấy con bạn có chỉ số cảm xúc EQ thấp, bởi những hành động như vậy chứng tỏ con bạn đang không kiểm soát được cảm xúc của chính mình và rất dễ bị tác động bởi những yếu tố ngoại cảnh.
Nếu một người có tâm lý không vững vàng như vậy thì sẽ rất khó để có thể thành công trong cuộc sống, vậy nên cha mẹ hãy chú ý, quan tâm và chỉ dạy con mình cách để có thể quản lý cảm xúc. Giúp con có thể gọi tên những cảm xúc đó bằng những câu hỏi như "Con đang cảm thấy như thế nào?", "Con đang buồn phải không?, rồi sau đó hãy bình tĩnh để xử lý cảm xúc tiêu cực của con bằng một cái ôm.
Con ngại thử thách những điều mới mẻ
Hài lòng với những thứ mình đang có, với cuộc sống và những thói quen đã có từ lâu mà không chịu bước ra khỏi vùng an toàn của mình chính là biểu hiện của con có EQ thấp. Con cũng sẽ không dám khám phá hay mạo hiểm với những điều mới mẻ trong cuộc sống dù có thể đó chỉ là một trò chơi.
Nếu cha mẹ thấy con đang thu mình trong thế giới nhỏ bé của riêng mình hãy nói cho con biết rằng, ngoài kia còn rất nhiều điều thú vị và ý nghĩa. Chỉ cần con can đảm thử khám phá con sẽ học được rất nhiều những điều bổ ích và rất có thể con sẽ khám phá được tiềm năng của bản thân mà trước giờ con không hề hay biết.
Luôn tìm cách đổ lỗi
Nếu người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ luôn dũng cảm nhận lỗi và chịu trách nhiệm trước những thất bại của mình, thì ngược lại người có EQ thấp sẽ luôn tìm cách để đổ lỗi, đổ cho người khác hoặc cho những tác động ngoại cảnh.
Con đổ lỗi nhiều khi không phải do không biết lỗi của mình mà do con không có đủ dũng cảm để có thể đứng lên nhận lỗi, để chịu trách nhiệm mà luôn tìm người khác hoặc ngoại cảnh để đổ lỗi giống như một lá chắn bảo vệ chính mình.
Nếu muốn khắc phục điều này, cha mẹ đừng mắng khi con phạm sai lầm. Thay vào đó hãy ngồi xuống, cùng con phân tích xem đúng sai và cách sửa chữa sai lầm. Dần dần, con sẽ học được cách xử lý vấn đề thay vì "đá" qua cho người khác.
(Tổng hợp)