• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những sai lầm cần tránh đối với trẻ dậy thì

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố...

1. Luôn nghĩ về tình huống xấu

Nhiều bậc phụ huynh luôn lo lắng về tuổi dậy thì, một phần vì nhìn bên ngoài xã hội có quá nhiều tấm gương xấu, một phần vì các bà mẹ thường truyền tai nhau về việc họ bất lực như thế nào trong việc dạy con ở độ tuổi này. Dần dần bố mẹ đều tin rằng, con cái ở tuổi dậy thì như con ngựa mất cương và mình thì không thể làm gì để con tốt được nên hãy để nó diễn ra tự nhiên. Vì suy nghĩ này mà nhiều bố mẹ đều có ám ảnh rằng, con thường sẽ hư khi bước vào tuổi dậy thì.

Ở độ tuổi này, bé sẽ có những sở thích và tính cách mà bạn không thể hiểu được. Chúng không còn là những đứa trẻ đáng yêu luôn quấn lấy bạn vào những năm đầu đời nữa. Điều này có thể làm bố mẹ bị shock và khiến mối quan hệ với con ngày càng trở nên xa rời. Hãy quan tâm con nhiều hơn, tập trung và sở thích của con dù đôi khi bạn không thể hiểu được những điều ấy. Nhưng có thể bố mẹ sẽ có được những kiến thức mới, mở cánh cửa vào một thế giới mới và kết nối với đứa con yêu quý của mình thông qua những sở thích đó.

images.jpg

2. Đọc quá nhiều sách về nuôi dạy con cái

Thay vì tin tưởng vào bản năng của mình, nhiều bậc cha mẹ tìm đến các chuyên gia bên ngoài để xin lời khuyên về cách nuôi dạy trẻ vị thành niên. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng bố mẹ càng đọc nhiều sách nuôi dạy con thì có thể làm mình bị rối và hoang mang.

Hiện nay có rất nhiều sách nuôi dạy con với nhiều phương pháp và trải nghiệm cá nhân của người viết. Có thể phương pháp của họ không áp dụng được với con bạn vì tính cách của mỗi đứa trẻ khác nhau, môi trường sống cũng khác nhau.

Bạn nên nhớ rằng, trở thành bố mẹ là bạn đã có thêm một thứ gọi là “bản năng làm mẹ”. Có những hành động và quyết định mà bạn đưa ra là dựa trên sự thấu hiểu tính cách của con, môi trường mà bé sinh hoạt và mong muốn riêng của bố mẹ. Vậy nên hãy tự tin và đưa ra nhũng phương pháp giáo dục lấy sự thấu hiểu, kiên nhẫn và vị tha làm trung tâm để dạy con. Đây là những yếu tố rất cần thiết để dạy con tuổi dậy thì.

3. Bố mẹ quá chú trọng tiểu tiết

Có thể bạn không thích kiểu tóc hay cách ăn mặc của con. Nhưng trước khi tỏ thái độ với con, hãy nhìn vào toàn cảnh.

Nếu điều đó không khiến con gặp khó khăn hay rủi ro nào, hãy cho con thời gian để đưa ra quyết định phù hợp với lứa tuổi và học hỏi từ hậu quả từ những lựa chọn của con.

Không bố mẹ nào muốn con trải qua những cảm xúc thất vọng, buồn bã nhưng thực tế bên ngoài sẽ còn khắc nghiệt hơn lời khen chê của bố mẹ. Bảo vệ con khỏi thực tế cuộc sống sẽ lấy đi những bài học quý giá trước khi bé bước ra ngoài thế giới.

Tóm lại, con có thể phạm sai lầm, nhưng nếu đó là sai lầm nhỏ, hãy bỏ qua và để bé tự rút kinh nghiệm từ những sai lầm đó. Hãy cho con biết là bố mẹ luôn ở đó để đưa ra lời khuyên và vỗ về con vì con luôn là con của bố mẹ. Hãy lùi lại phía sau và quan sát con nhiều hơn bố mẹ nhé.

3-tuoi-day-thi.jpg

4. Bố mẹ hay bỏ qua vấn đề quan trọng

Tuổi dậy thì là độ tuổi luôn muốn chứng tỏ bản thân bằng cách thử qua thật nhiều “món cấm” phổ biến hiện nay như ma túy đá, cần sa, hút thuốc hay sử dụng những loại chất kích thích khác. Đôi khi bé không nghiện nhưng lại chỉ muốn thử cho biết, nhưng như vậy cũng đã đủ những hậu quả khôn lường.

Nếu bạn phát hiện những vật lạ trong nhà, đừng ngay lập tức tra hỏi con mà nên hỏi ý kiến người khác trước, có thể họ sẽ biết rõ hơn bạn. Nếu bạn phát hiện những triệu chứng lạ của con như khát nước liên tục, mắt đảo láo liên, da xanh xao, sút cân liên tục, hơi thở có mùi thì đó là những biểu hiện rất đặc trưng của chất kích thích.

Nếu xác định con đã dùng các chất cấm, đừng vội la mắng con vì dạy con tuổi dậy thì vô cùng tối kị việc đánh mắng con, bạn càng sử dụng bạo lực thì con sẽ càng nổi loạn. Hãy cùng chồng thảo luận trước về mọi tình huống và giải pháp trước khi tìm đến con chất vấn. Luôn nhớ hãy giữ bình tĩnh trong suốt quá trình trò truyện với con.

5. Kỷ luật quá nhiều hoặc quá ít

Thường sẽ có 2 kiểu dạy con tuổi dậy thì mà các bố mẹ hay áp dụng: một là cấm đoán con làm điều gì đó tuyệt đối, hai là tránh va chạm, xung đột với con vì sợ con sẽ rời xa mình. Nhưng giải pháp đúng nhất là cân bằng cả hai, không nên cấm đoán, cũng không nên nhượng bộ con.

Nếu bạn nuôi con theo phong cách độc tài, muốn con vâng lời mình 100% thì có thể bé sẽ theo nề nếp nhưng cái giá phải trả là gì? Những bé lớn lên trong môi trường cứng nhắc sẽ thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng lãnh đạo vì lúc nào bố mẹ cũng là người đưa ra quyết định.

Nếu như bạn cho con tự do thoải mái cũng không phải là cách. Tuổi dậy thì cần phải có những quy tắc rõ ràng để bé lớn lên không bị lệch so với xã hội.

Là cha mẹ của họ, bạn phải đặt ra các giá trị cốt lõi của gia đình mình và truyền đạt cho con thông qua lời nói và hành động của bạn. Hãy giúp trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết để tự quản lý bản thân theo những cách phù hợp.

Hãy nhớ rằng, tầm ảnh hưởng của bố mẹ đối với con cái thường sâu sắc hơn bạn nghĩ rất nhiều. Hầu hết trẻ ở tuổi vị thành niên đều chia sẻ rằng các bé muốn cha mẹ dành nhiều thời gian hơn cho mình nói rằng họ muốn dành nhiều thời gian hơn cho cha mẹ. Ngay cả khi bé không thể hiện ra thì bạn cũng nên cho con biết là bố mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho con để con có thể yên tâm khám phá thế giới bên ngoài.

6545.jpg

6. Né tránh dạy con về giới tính

Theo văn hóa Á Đông, giới tính và tình dục là những điều tế nhị nên thường bố mẹ sẽ tránh nhắc tới việc này vì lo mình sẽ “vẽ đường cho hươu chạy”. Tuy nhiên, dù bạn có vẽ hay không thì hươu vẫn sẽ biết chạy, quan trọng là bạn hướng cho hươu chạy đường nào.

Phát triển về giới tính là điều tự nhiên mà bất kì đứa trẻ nào sẽ trải qua. Bạn nên cung cấp cho con những thông tin đúng đắn, những cách bảo vệ bản thân an toàn nếu quan hệ tình dục sẽ rất cần thiết.

Mẹ có thể giáo dục cho con gái và bố có thể giáo dục cho con trai để có được sự đồng cảm nhiều hơn.

Dạy con tuổi dậy thì là một hành trình nhiều khó khăn nhưng cũng đầy thú vị. Đây là lúc mà bạn có thể chứng kiến sự thay đổi, sự trưởng thành của con nhiều nhất trong những năm đầu đời.

MỘC MIÊN (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật