• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vì sao thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt nguyện vọng yêu thích?

Năm 2021, số lượng thí sinh đạt từ 25 điểm khối D01 cao hơn năm 2020 gấp 3 lần.

Trước thực trạng nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt nguyện vọng yêu thích, thậm chí chỉ đậu nguyện vọng cuối cùng, cô Vũ Mai Phương, giáo viên dạy Tiếng Anh tại Hà Nội, cho biết nguyên nhân đầu tiên bởi đề thi Tiếng Anh dễ hơn so với năm 2020 khiến điểm trung bình khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) và D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) tăng cao.

Cụ thể, năm 2021, số lượng thí sinh đạt từ 25 điểm khối D01 cao hơn năm 2020 gấp 3 lần.

Hai năm nay các trường đại học đều đa dạng hình thức tuyển sinh, không xét tuyển chủ yếu bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

 Ảnh minh họa: Chí Hùng.
 Ảnh minh họa: Chí Hùng.

Các phương thức tuyển sinh đang được nhiều trường sử dụng là xét tuyển kết hợp thí sinh có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế; đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố; học sinh hệ chuyên các trường THPT chuyên và xét tuyển bằng học lực 3 năm THPT.

Việc thêm phương thức tuyển sinh đã dẫn đến chỉ tiêu dành cho xét điểm thi tốt nghiệp THPT giảm còn khoảng 60%, nhiều trường chỉ còn 30 đến 40%.

Số lượng thí sinh dự thi tăng vọt ảnh hưởng đến việc điểm chuẩn tăng.

Các thí sinh đạt điểm số cao chỉ đặt 3 đến 4 nguyện vọng hoặc khi sắp xếp nguyện vọng, không đặt nguyện vọng dự phòng cho việc điểm chuẩn tăng từ 4 đến 6 điểm so với năm 2020. Điều này khiến thí sinh đạt điểm cao bị trượt hết nguyện vọng khi điểm chuẩn nhiều ngành, trường tăng vượt quá tầm dự đoán.

Nữ giáo viên đề xuất, năm tiếp theo, Bộ GD&ĐT nên xem xét lại mức độ phân hóa của đề thi, đảm bảo nhiệm vụ sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT cho việc xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, tránh lạm phát điểm số như năm nay.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật