Ngày 26/5 sẽ xảy ra hiện tượng Nguyệt thực đầu tiên của năm 2021 kết hợp cùng siêu trăng. Đây sẽ là một sự kiện siêu trăng đặc biệt, do sự kết hợp giữa siêu trăng, nguyệt thực và trăng máu xảy đến cùng một lúc.
Hiện tượng siêu trăng là cách gọi khi xảy ra khi trăng tròn hoặc trăng non trùng với thời điểm Mặt trăng tiếp cận gần Trái đất nhất. Khoảng cách giữa Mặt trăng với Trái đất sẽ thay đổi theo chu kỳ khi nó di chuyển quanh hành tinh của chúng ta. Chênh lệch về khoảng cách giữa điểm gần nhất và xa nhất gọi là "Củng điểm quỹ đạo", lên tới 45.000 km, tương đương xấp xỉ 13 lần đường kính của Mặt trăng.
Ở điểm gần nhất và xa nhất trong quỹ đạo, kích thước Mặt trăng khi nhìn từ Trái đất chênh lệch khoảng 12% (Ảnh: CC BY-SA) |
Gọi là siêu trăng là vì tên gọi này xuất phát từ kích thước của Mặt trăng khi ở điểm gần Trái đất nhất khiến nó có vẻ lớn hơn và sáng hơn một chút so với bình thường. Sự khác biệt giữa siêu trăng và mặt trăng bình thường đa phần là khó nhận thấy, trừ khi chúng ta đặt 2 Mặt trăng, hoặc 2 bức ảnh cạnh nhau để đối chiếu.
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa siêu trăng và mặt trăng bình thường đa phần là khó nhận thấy, trừ khi chúng ta đặt 2 Mặt trăng, hoặc 2 bức ảnh cạnh nhau để đối chiếu.
Nguyệt thực xảy ra khi bóng của Trái đất bao phủ toàn bộ hoặc một phần của Mặt trăng, nghĩa là Trái đất nằm ở vị trí giữa Mặt trời và Mặt trăng theo một đường thẳng. Hiện tượng trăng tròn là khi Mặt trăng và Mặt trời ở hai phía đối diện của Trái đất, cho phép người quan sát nhìn thấy toàn bộ một nửa của Mặt trăng được chiếu sáng.
Nếu Mặt trăng có quỹ đạo phẳng hoàn toàn, mỗi lần trăng tròn sẽ là một lần nguyệt thực. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt trăng nghiêng khoảng 5 độ so với quỹ đạo của Trái đất. Vì vậy, hầu hết thời gian trăng tròn kết thúc ở trên hoặc dưới một chút so với bóng do Trái đất tạo thành.
Chỉ những người ở nửa tối của Trái đất mới có thể quan sát được. Địa điểm tốt nhất để xem nguyệt thực vào ngày 26/5/2021 là khu vực giữa Thái Bình Dương, Australia, Bờ Đông của Châu Á và Bờ Tây của Châu Mỹ. Trong đó, các nhà quan sát ở Úc, New Zealand và các khu vực Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam) được xem là thuận lợi để quan sát Nguyệt thực toàn phần, vì sẽ diễn ra đúng vào tối ngày 26/5.
Khi Mặt Trăng bị che phủ hoàn toàn bởi bóng của Trái Đất, nó sẽ tối đi, nhưng không chuyển sang màu đen hoàn toàn, nó có màu đỏ sẫm và được gọi là "Trăng đỏ", hoặc "Trăng máu".