1. Bếp và chỗ rửa chén thẳng hàng với nhau (chữ I)
Theo nguyên lý tương khắc của ngũ hành, thủy và hỏa xung khắc với nhau. Trong gia đình, bếp mang yếu tố hỏa và sinh ra hỏa khí. Nơi rửa chén mang yếu tố thủy, sinh ra thủy khí. Do vậy, khi đặt bếp ở gần chỗ rửa chén thì hỏa khí và thủy khí sẽ đối chọi nhau. Điều này trái với nguyên tắc hài hòa của phong thủy nên sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định.
2. Bếp và chỗ rửa chén đối diện nhau
Tuy vậy, nhưng việc bếp ở gần chỗ rửa chén cũng không gây hại bằng việc chúng nằm đối diện nhau. Hướng của bếp được quy ước là hướng phía sau lưng gia chủ khi họ nấu nướng. Việc bố trí bồn rửa chén đối diện bếp sẽ tạo ra thế “hỏa môn đối với thủy khẩu”, hỏa môn phải đón nhận lượng lớn thủy khí khiến cho hỏa khí suy yếu. Sự mất cân bằng này sẽ tạo nên sự khó chịu, ức chế cho gia chủ. Những người trong nhà sẽ vô thức bực bội, tranh cãi, gây áp lực với nhau.
3. Bếp nằm giữa chỗ rửa chén và tủ lạnh
Trong ba cách bố trí bếp gần chỗ rửa chén thì đây là cách kỵ nhất. Vì bồn rửa chén và tủ lạnh điều thuộc thủy. Hai luồng thủy khí này hợp lại sẽ làm cho hỏa khí bị phong tỏa hoàn toàn. Trong phong thủy, hỏa có liên quan mật thiết đến tài vận, công danh. Việc hỏa khí bị phong tỏa sẽ khiến sức khỏe, sự nghiệp, tài chính của gia đình bị tổn thất trầm trọng.
Cách hỏa giải
1. khi bếp ở gần chỗ rửa chén
Thủy khắc hỏa nhưng lại sinh mộc, mà mộc lại sinh hỏa. Do vậy, bạn có thể đặt giữa chỗ rửa chén và bếp một chậu cây
2. Bếp ở gần và đối diện chỗ rửa chén
Trong trường hợp bếp và chỗ rửa chén ở cạnh nhau, bạn phải đảm bảo chúng cách nhau ít nhất 45 – 60cm. Trong trường hợp nhà bạn quá nhỏ để bày trí bếp ra xa, bạn hãy sử dụng cơ chế tham sinh quên khắc của ngũ hành. Theo đó, thủy khắc hỏa nhưng lại sinh mộc, mà mộc lại sinh hỏa.
Do vậy, bạn có thể đặt giữa chỗ rửa chén và bếp một chậu cây. Thủy khí lúc này sẽ tập trung sinh mộc mà không khắc hỏa nữa.
Nếu không đặt chậu cây, bạn có thể ốp gạch trên bếp và trên tường thành màu xanh lá. Gạch có họa tiết hoa cỏ hay rau củ đều có công dụng tương tự. Bạn cũng có thể xây giữa bếp và chậu rửa một vách ngăn thủy tinh. Một mặt, sẽ hạn chế được dầu mỡ bắn khắp nơi, mặt khắc sẽ ngăn được hỏa khí và thủy khí tiếp xúc với nhau.
3. Bếp ở giữa tủ lạnh và chỗ rửa chén
Bạn cũng có thể sử dụng nguyên lý tham sinh quên khắc của ngũ hành trong trường hợp này. Một chậu cây tầm trung, tấm thảm màu xanh lá hay gạch màu xanh, họa tiết cây cỏ cũng có tác dụng tương đương. Tuy nhiên, bạn nên hạ chế tuyệt đối việc vừa mở tủ lạnh vừa sử dụng bếp hay vừa nấu bếp vừa rửa chén.
Lưu ý
Trong ngôi nhà, vị trí tốt nhất để làm nhà bếp sẽ nằm ở hướng Đông hoặc Đông Nam. Các dụng cụ trong bếp vào được sắp xếp gọn gàng, có trật tự. Điều này giúp cho các dòng khí có thể dễ dàng lưu thông.
Tuyệt đối không để chén đĩa bẩn dồn đọng quá lâu. Các vật sắc nhọn như dao, kéo thì đầu nhọn phải hướng xuống đất. Trong bếp nên có một tấm gương nhỏ, nếu không thì nên treo vài bức tranh.
Vị trí của bếp, chỗ rửa chén và tủ lạnh nên tạo thành một hình tam giác đối xứng nhau. Điều này sẽ tránh được xung đột giữa các dòng khí.