• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm trừ của thiết kế giếng trời cần khắc phục

Giếng trời là thiết kế cần thiết để ngôi nhà thông thoáng. Tuy nhiên, nhiều người cũng...

Giếng trời là một giải pháp hiệu quả, được đông đảo người dùng yêu thích để xử lý vấn đề lấy sáng, lấy gió cho ngôi nhà của mình.

Tuy nhiên mọi chuyện đều có lợi, hại song hành, nhưng giếng trời cũng đem tới không ít rắc rối cho gia chủ. Vậy nên ngay từ khâu thiết kế, gia chủ nên lường trước và có biện pháp phòng tránh, xử lý phù hợp.

Giếng trời vừa làm sáng thoáng không gian, vừa giúp tạo điểm nhấn.

Chất lượng sàn, cầu thang gỗ bị ảnh hưởng trực tiếp

Mục đích khi thiết kế giếng trời trong nhà chính là để lấy sáng, nên tại khu vực này, ánh nắng tự nhiên sẽ tác động trực tiếp vào bên trong ngôi nhà. Trường hợp bên dưới giếng trời nhà bạn là cầu thang gỗ hay sàn lát gỗ thì về lâu về dài, chắc chắn sẽ bị hư hại không nhỏ.

Bị ánh nắng chiếu trực tiếp trong khoảng thời gian dài, cầu thang gỗ dễ xảy ra tình trạng cong vênh.
Thậm chí bề mặt gỗ sẽ bạc màu, xuống sắc nhanh chóng nhưng trường hợp này sẽ dễ khắc phục hơn bằng cách quét vecni là xong.

Với tình huống này gia chủ nên cân nhắc lại phần vật liệu sử dụng nếu muốn có không gian sống bền, đẹp với thời gian. Có thể thay thế bằng các loại gạch ốp lát, sàn đá hoa cương… vừa bền lại vừa đẹp.

Còn nếu vẫn yêu thích chất liệu gỗ, gia chủ nên bàn bạc kỹ cùng đơn vị thiết kế để điều chỉnh hướng nắng hay có phương án cản nhiệt thích hợp để bảo vệ chất lượng ngôi nhà.

Trên thị trường hiện nay vẫn có sàn, ván gỗ chịu nhiệt dành riêng cho khu vực ngoài trời hay khu vực chịu ánh nắng trực tiếp. Có thể thay cho ván gỗ thông thường.

Nhà bị nóng vì tính sai hướng chiếu sáng của giếng trời

Thời gian gần đây, nhiều người chuộng dùng giếng trời vì vừa đẹp lại tiện lợi cho việc lấy sáng cho nhà mình. Nhưng lợi bất cập hại khi gia chủ sử dụng giếng trời để lấy sáng mà không tính toán hợp lý.

Ví dụ cần xem bố cục của ngôi nhà (độ dài, rộng, cao) và hướng mặt trời (Đông - Tây) mà đề xuất vị trí và hình dạng giếng trời để vẫn lấy được sáng nhưng không bị chiếu trực tiếp vào các không gian sinh hoạt khác, đạt hiệu quả tối ưu về điều tiết vi khí hậu.

Với khu vực nhiệt đới, gia chủ chỉ nên thiết kế giếng trời ở đúng ô trống cầu thang là hợp lý nhất.

Lấy thời tiết mùa hè ở miền Bắc nước ta làm trường hợp cụ thể, hầu như từ sáng đến chiều tối, không khi nào dứt cơn nắng (đặc biệt là những ngày nắng đỉnh điểm). Kiến trúc suq nên tính tới việc thiết kế các khe giếng có kích thước vừa đủ, tránh lượng ánh sáng tự nhiên vào nhà quá nhiều, khiến nhà nóng lên nhanh chóng.

Nhiều nhà lại chuộng trồng cây xanh ở vị trí giếng trời để vừa cản nắng, lại có thêm một góc thiên nhiên ngay trong nhà.

Tình trạng dột, mưa tạt vào nhà trong ngày giông gió

Với thiết kế giếng trời mở, nghĩa là có khoảng hở để lấy gió trực tiếp vào nhà thì trường hợp dột, mưa tạt do không che chắn hợp lý hoàn toàn có thể xảy ra, nhất là khi mưa tạt nghiêng. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

Nếu giếng trời thiết kế chủ yếu để lấy sáng thì có thể lợp một tấm kính cường lực để cản lại mưa gió bên ngoài, hoặc bố trí miệng giếng trời theo kiểu thông gió ngang để hạn chế tình trạng trên.
Sử dụng mái che di động để linh hoạt trong từng trường hợp.
Một cách nữa là tạo khung quây bằng vách kính cho khu vực giếng trời. Nhà vẫn đủ sáng mà không lo rắc rối đi kèm.

Đề phòng kẻ trộm đột nhập vào nhà

Có thể nói trường hợp này khá hy hữu do phần lớn giếng trời được bố trí cao, việc leo trèo không dễ dàng tuy nhiên gia chủ cũng không vì thế mà chủ quan.

Sử dụng những tấm CNC hoa văn để vừa đảm bảo an toàn cho gia đình, vừa tăng tính thẩm mỹ cho giếng trời.
Các vật liệu như tấm lợp Polycarbonate, kính cường lực không thể liên kết bền vững với xi măng, bê tông nên cần thông qua liên kết trung gian là thép để đảm bảo chất lượng công trình.
HẢI MY

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật