Giếng trời đẹp thường được bố trí phía giữa hoặc sau nhà để cả ngôi nhà đều có khí lưu thông, sáng sủa và thoáng đãng. Có thể đón nắng bằng những cửa chớp kính hoặc để cả khoảng không thoáng rộng, giao lưu với thiên nhiên.
Tại khu vực giếng trời, nên kết hợp bố trí cây xanh, tiểu cảnh, hòn non bộ và suối nước để tăng thêm vẻ hữu tình, lãng mạn cho không gian và mang tới màu xanh tươi tắn, mát mẻ cho ngôi nhà. Đây cũng là cách để làm sạch không khí.
Giếng trời được thiết kế để lấy ánh sáng từ bên trên, khắc phục các nhược điểm của nhà ống thành phố đó là không có nhiều cửa sổ. Không chỉ đơn giản là lấy ánh sáng cho ngôi nhà sáng sủa, thoáng đãng mà giếng trời còn có tác dụng là không gian làm đẹp cho ngôi nhà.
Nếu diện tích nhà khiêm tốn, có thể tận dụng khu vực cầu thang kết nối các tầng để làm giếng trời. Vừa đón khí, đón sáng vào tất cả các tầng trong nhà lại tiết kiệm không gian, tối đa mục đích sử dụng và tăng tính thẩm mĩ cho ngôi nhà.
Với nhà có diện tích rộng, có thể bố trí giếng trời kết hợp sân vườn. Đây sẽ là nơi vui chơi, giải trí, lưu chuyển khí rất hữu ích đồng thời mang tới nét độc đáo, ấn tượng cho ngôi nhà của bạn.
Thiết kế giếng trời không chỉ mang yếu tố thẩm mĩ mà còn mang cả yếu tố phong thủy. Việc đặt giếng trời ở đâu ảnh hưởng đến sức khỏe và tiền tài trong nhà. Chính vì vậy, để thiết kế giếng trời thì cần xem xét bố cục cũng như ngũ hành của gia chủ để thiết kế sao cho hợp lí nhất.
Một số vị trí để đặt giếng trời đó là thuộc các cung như: Cung tài lộc, cung thiên mạng… Hướng của giếng trời không cần cụ thể tuy nhiên các nhà phong thủy khuyên bạn không nên đặt hướng Bắc của ngôi nhà.
Dù phong cách hiện đại, cổ điển, tân cổ điển thì thiết kế giếng trời vô cùng linh hoạt, phù hợp với từng phong cách, đem lại ấn tượng cho những vị khách khi bước chân vào ngôi nhà.