• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lễ vật cúng Thổ Công ngày Tết gồm những gì?

"Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Theo quan niệm của người Việt thì Thổ Công là vị thần...

Lễ cúng thổ công là nghi thức lễ đã có từ rất lâu đời tại Việt Nam. Theo quan niệm phong thủy thì bất kỳ đất ở nơi nào cũng có thổ công cai quản. Chính vì vậy việc động đến đất đai như khi xây mới, sửa chữa hay cơi nới đều động đến thổ thần, long mạch của trời đất.

Trong dịp Tết cổ truyền lễ cúng Thổ Công được các gia đình chuẩn bị chu đáo. Vậy đồ lễ cúng Thổ Công gồm những gì? Tiến hành lễ cúng tạ Thổ công thế nào? 

Lễ vật cúng Thổ Công ngày Tết gồm những gì?

Lễ vật cúng Thổ Công

Để thể hiện lòng thành của bạn và gia đình đối với các vị thần Thổ Công, Thổ Địa coi quản khu đất nhà mình để luôn được yên ổn làm ăn phát đạt tấn tới, thì mọi người nên sắm lễ với mâm lễ cúng Thổ Công tươm tất và ý nghĩa. 

Người ta cúng Thổ Công vào ngày mồng 1, 15 (âm lịch) và các dịp lễ Tết khác".

Thổ Công rất thích ăn tỏi. Do vậy, bàn thờ Thổ Công thường có dĩa tỏi. Mâm lễ cúng trong lễ cúng Thổ Công bao gồm lễ chay và lễ mặn, gia chủ cần chuẩn bị đủ các lễ vật dưới đây:

Cúng lễ chay:

Sắm lễ gồm: Hương, hoa tươi, rượu trắng, trầu cau tươi, trái cây tươi, bánh kẹo (Tùy lễ vật của mỗi gia đình, trong đó có thể chọn chuối, táo, dưa hấu và hộp bánh), nước trắng, vàng mã

Cúng lễ mặn:

Sắm lễ gồm: Hương, hoa tươi, trầu cau, rượu trắng, nước trắng, thịt luộc (Thịt gà hoặc thịt lợn luộc), các món mặn khác (món xào, món canh), đồ vàng mã

Lễ vật cúng Thổ Công ngày Tết gồm những gì?

Cách cúng Thổ Công ngày Tết

Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ”.

Không phải ai cũng biết để thực hiện cho đúng những nghi lễ cúng Thổ Công để chuẩn bị chu toàn cho đúng. Để thể hiện tấm lòng của mình với mong muốn những điều tốt đẹp đến với gia đình nhất là vấn đề đất đai. Vì thế chúng tôi gửi tới các bạn cách cúng đúng và phù hợp. Để gia đình chuẩn bị trước cho lễ cúng với các bước theo trình tự.

Mọi người lau dọn bàn thờ Thổ Địa, Thổ Công cẩn thận, sạch sẽ, thơm tho.

Bày biện mâm cúng lễ vật trước bàn thờ Thổ Công, Thổ Địa

Tiếp theo sau đó châm lửa đốt nhang thắp đèn để mời các vị Thổ Công. Thổ Địa về chứng dám.

Gia chủ đứng nghiêm chỉnh để đọc bài cúng văn khấn Thổ Địa. Thổ Công ở trên trong nội dung văn khấn thành tâm .

Đọc xong mời gia chủ vái lậy để mời các. Thần thổ Địa về để gia đình tạ ơn và hưởng lễ vật.

Cuối cùng là đợi cháy hết hương nhang thì gia chủ đi tạ lễ hóa vàng, tiền cho các Thổ Địa, Thổ Công.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

AN LY

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật