Hoa quỳnh là một loài cây cùng họ với họ xương rồng, thường được trồng để làm cảnh ở nhiều nơi. Thân cây có dạng đốt, hơi dẹp, trông gần như những chiếc lá lớn, có màu xanh lục và hơi tía ở phần mép thân. Rìa mép thân cây hoa quỳnh có gai, xen giữa là những lông tơ trắng nhỏ.
Công dụng
Đông y cho rằng, hai bộ phận từ cây hoa quỳnh là thân và hoa của chúng đều có thể sử dụng để làm thuốc. Đối với hoa thì bạn nên thu hái lúc chúng vừa nở, còn thân cây thì bạn có thể thu hái quanh năm, vị thuốc này có thể dùng tươi, phơi khô hay ngâm rượu đều được.
Bên cạnh đó, các bộ phận của loại cây này còn có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia trước khi sử dụng dược liệu này.
1. Trị ho long đờm
Bạn dùng hoa quỳnh mới nở đem thái nhỏ hấp cách thủy với mật ong hoặc nấu với trứng gà, ăn trong ngày.
Liều dùng:
Trẻ em: 1 bông
Người lớn: 2 đến 3 bông.
2. Chữa ho do viêm họng
Hoa quỳnh 30g, lá xương xông 10g. Hai thứ thái nhỏ cho vào bát với 10ml mật ong, hấp cách thủy khoảng 30 phút, trộn đều để uống dần trong ngày.
3. Chữa ho ra máu trong bệnh lao phổi
Hoa quỳnh 3 đến 5 bông, đường cát trắng 15g sắc nước uống trong ngày.
4. Chữa lên cơn hen
Hoa quỳnh, kim ngân hoa mỗi thứ 9 đến 12g, sắc nước uống trong ngày.
5. Chữa các bệnh như sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu
Để chữa các bệnh này, bạn có thể dùng 1 trong 2 bài thuốc sau:
Trà hoa quỳnh: Bạn dùng hoa quỳnh (tươi hoặc khô đều được) thái nhỏ đem tẩm mật, sao vàng dùng hãm trà uống dần.
Hoa quỳnh kết hợp với một số vị thuốc như: Diếp cá 20g, kim tiền thảo 20g, rễ cỏ tranh 10g. Tất cả thái nhỏ sắc lấy nước uống trong ngày, chia 3 lần.
6. Chữa mụn nhọt, sưng đau do té ngã
Hoa quỳnh hoặc thân cây lượng vừa phải giã nát, đắp lên mụn nhọt hoặc vết thương.
7. Chữa xuất huyết tử cung
Hoa quỳnh 2 đến 3 bông, thịt heo nạc 50 đến 100g. Cả hai thái nhỏ, nêm gia vị vừa ăn, chưng cách thủy, dùng làm thức ăn trong bữa ăn chính.
8. Bài thuốc chữa viêm phế quản
Dùng 10 đến 30g hoa quỳnh tươi đem nấu với một ít thịt nạc, và sử dụng như món ăn hàng ngày.
9. Bài thuốc chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Sử dụng 30g hoa quỳnh, 30g hoa kim tước, 30g hà thủ ô, 50g đỗ trọng. Đem sắc để lấy nước uống.
10. Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường
Sử dụng hoa quỳnh cùng với 20g diếp cá, 20g kim tiền thảo, 10g rễ cỏ tranh. Sắc lấy nước uống và chia thành 3 lần uống mỗi ngày.
11. Bài thuốc điều trị đau vai, tức ngực, khó thở
Sử dụng 2 đến 3 bông hoa quỳnh nấu với 400g phổi lợn và sử dụng bổ sung vào thực đơn hàng ngày của gia đình.
12. Bài thuốc có tác dụng bổ phổi
Sử dụng hoa quỳnh và hoa bách hợp mỗi loại 30g đem nấu lấy nước uống.
Lưu ý
- Không sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong hoa quỳnh
- Phụ nữ mang thai không được sử dụng dược liệu này để trị bệnh
- Nhưng sử dụng khi gặp các triệu chứng như: Mê sảng, rối loạn tâm thần, ảo giác
- Không được lạm dụng cây hoa quỳnh để điều trị bệnh, có thể gây ra kích ứng dạ
- dày, nhịp tim thất thường, co thắt tim, tức ngực.
- Trong quá trình điều trị bằng dược liệu này, bệnh nhân cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cũng như chế độ sinh hoạt hàng ngày.