Có người từng băn khoăn hỏi một bà mẹ: "Chị ơi, con chị luôn ngồi một mình ngơ ngác. Đầu nó có vấn đề gì à? Tốt nhất nên đưa nó đến bệnh viện để kiểm tra". Người mẹ kiên quyết nói: "Con của tôi không hề có vấn đề gì cả. Nó chỉ đang thiền định thôi. Tương lai nó sẽ là một vĩ nhân". Cậu bé này sau này đã trở thành nhà khoa học vĩ đại Einstein.
Ảnh minh hoạ |
Hỗ trợ con cái là gì? Đó không phải là sự bảo vệ và che đậy mà là sự tin tưởng và đồng hành vô hạn dành cho đứa trẻ. Khi con rơi vào 3 thời điểm quan trọng sau đây, cha mẹ phải nâng đỡ con, nếu không con có thể tự ti suốt đời.
Khi người khác nói xấu con
Khi người khác nói xấu con mình, nếu cha mẹ kiên quyết ủng hộ con thì trẻ mới có lòng tự trọng và chăm chỉ làm việc. Trong trái tim đứa trẻ, cha mẹ là chỗ dựa tin cậy, nếu chúng ta không thể sát cánh cùng con trước những lời tiêu cực của người khác thì con cái sẽ là người cô lập và bất lực nhất.
Cha mẹ nên kiên quyết: "Tôi không muốn bạn dùng những từ ngữ không hay để miêu tả con tôi". Sự khẳng định của cha mẹ sẽ bảo vệ lòng tự trọng của con cái, lập trường và thái độ của cha mẹ sẽ khiến con cái dựng lên một "bức tường" để tự bảo vệ mình.
Khi con mắc lỗi
Nếu trẻ thực sự mắc lỗi thì thái độ của cha mẹ là rất quan trọng, sự hỗ trợ của bạn sẽ giúp trẻ sửa lỗi nhanh hơn.
Một người chia sẻ: "Tôi có một người bạn, nếu con anh ấy mắc lỗi, bố mẹ đều sẽ luôn nói cười và giải quyết. Cha mẹ không la hét, cảm xúc của con cái cũng rất ổn định, tôi thực sự ghen tị với mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái của họ. Rất tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết, hòa hợp và hạnh phúc".
Khi con có vấn đề, trước tiên cha mẹ phải ổn định cảm xúc và tìm ra nguyên nhân của sự việc. Nếu con vô tình làm sai điều gì thì chúng ta chỉ cần giáo dục con rút kinh nghiệm, học hỏi từ sai lầm để trưởng thành.
Nếu biết mình vô tình làm sai, chắc hẳn trẻ cảm thấy rất có lỗi và đau buồn. Chúng ta nên hướng dẫn trẻ suy nghĩ xem tại sao, để trẻ biết rằng sai lầm thỉnh thoảng vẫn xảy ra, bình tĩnh và giải thích rõ ràng mới có thể giải quyết được. Nếu trẻ cố tình làm sai thì cha mẹ trước tiên phải để trẻ nhận ra lỗi của mình rồi mới phạt. Trong tương lai, trẻ sẽ không mắc phải những sai lầm tương tự nữa, đồng thời học được cách suy nghĩ và phán đoán.
Khi con tranh chấp với bạn bè, cha mẹ hãy là "thẩm phán" khách quan nhất
Muốn giáo dục con tốt thì phải hiểu rõ cả quá trình, nếu không phải lỗi của con thì chúng ta phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Từ đó dạy con trở thành người dũng cảm, không sợ hãi trước quyền lực của bất kỳ ai, thì lớn lên con mới học được cách không thỏa hiệp và tự bảo vệ mình.
Khi trẻ có mâu thuẫn, dù ở hoàn cảnh nào, cũng không ai có quyền chỉ trích con ngay trước khi hiểu rõ hoàn cảnh đó, bởi cha mẹ mới là người sẽ kỷ luật con và điều chỉnh hành vi của con. Một số bậc cha mẹ cho rằng mình cao thượng, không bao giờ bảo vệ con mình, chỉ trích, giáo dục con cái bất kể con đúng hay sai. Đó không phải là khiêm tốn, thực ra là vì sĩ diện mà không yêu thương con đúng cách.
Tất nhiên, nếu tìm hiểu và phát hiện ra con là người gây chuyện, cha mẹ cần nghiêm khắc đưa ra những hình phạt hợp lý để con ghi nhớ và không tái phạm.