• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cúng Mùng 1 Tết Canh Tý 2020 thế nào là chuẩn nhất?

Theo phong tục, người ta gọi bữa cơm cúng sáng mùng 1 Tết là cúng Nguyên đán, tức là cúng sáng...

Thông thường, phong tục của người Việt đều làm cỗ cúng trong suốt ba ngày Tết, trong đó lễ cúng sáng mùng 1 và lễ hóa vàng mùng 3 là quan trọng nhất.

Lễ cúng mùng 1 có ý nghĩa khai xuân, mở đầu một năm mới nên thường được các gia đình chuẩn bị và tiến hành với mâm cỗ đầy đủ, trang trọng.

Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Mâm cỗ cúng ngày mùng 1 Tết Nguyên đán

Trong sáng mùng 1 ngoài việc sửa soạn lại ban thờ (thay trầu cau, nước…) thì vẫn phải chuẩn bị mâm cỗ để thắp hương. Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

- Mâm cỗ mặn cúng mùng 1 Tết: Thịt gà, canh măng/canh mọc, miến, xôi, nem rán, bánh chưng, giò,...

- Hương, hoa, trà, quả

- Trầu cau

- Rượu

- Đèn nến

- Bánh kẹo

Sau khi bày biện xong mâm cỗ, gia chủ sẽ bưng mâm cỗ lên ban thờ rồi làm lễ cúng mùng 1 Tết.

Khi hương tàn, chủ nhà sẽ tạ lễ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.

Người ta cũng thường kiêng sát sinh vào sáng mùng 1 Tết nên gà cúng của buổi sáng này thường được làm thì từ tối hôm trước. Sau khi mâm cúng mùng 1 Tết đã được sửa soạn tươm tất thì chủ nhà bưng lên bàn thờ, rồi tiếp theo lần lượt những người trong nhà ra trước bàn thờ vái lấy vái để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Hương tàn, chủ nhà lễ tạ, hạ cỗ xuống cho con cháu hưởng lộc.

Các bữa còn lại trong ba ngày Tết chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Trên bàn thờ ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục trong 3 ngày Tết cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy...

Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm.
Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm.

Dâng hương cúng trên ban thờ cần chú ý điều gì?

Số nén hương thắp trên ban thờ

Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do vậy, có thể thắp lần lượt 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương. Tuy nhiên, cũng tùy không gian thờ cúng của gia chủ, nếu nhà quá chật, các chuyên gia phong thủy khuyên nên thắp chỉ 3 nén cho bát hương thờ Phật, những bát hương còn lại chỉ thắp 1 nén để khói hương không gây ra ngột ngạt và cũng như phòng tránh được hỏa hoạn.

Ý nghĩa của số lượng nén hương (nhang) theo quan niệm dân gian như sau:

- Thắp 1 nén: Mang ngụ ý bình an.

- Thắp 3 nén: Cầu mong thần linh, tổ tiên linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.

- Thắp 5 nén: Là cách mà các thầy pháp dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.

- Thắp 7 nén: Dùng để mời gọi các thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không phải việc bất đắc dĩ thì không nên dùng số hương này.

- Thắp 9 nén: Tạo ra tín hiệu cầu cứu, nếu như vạn bất đắc dĩ, không còn nơi nào để cầu giúp đỡ, nhân lực không thể cứu vãn nổi, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn. Chín nén hương này thường được bày theo ba hàng ba cột.

Chú ý khi thắp hương cúng mùng 1 cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm…

Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng với các vị Phật, thần linh, tổ tiên, ông bà. Quan trọng nhất là thành tâm nói ra ý xin của mình, không nên quá phụ thuộc các bài văn khấn.

AN LY (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật