Theo lệ xưa các cụ truyền lại, lễ cúng này có thể được tiến hành vào ngày 14 âm lịch hoặc ngày chính rằm chứ không nhất thiết phải chỉ định vào 1 ngày duy nhất.
Ngoài ngày 14 và 15 âm lịch thì cúng vào các ngày khác đều không thiêng.
1. Cúng Rằm tháng Chạp 2020 giờ nào tốt?
Ngày 14 tháng Chạp âm lịch năm Kỷ Hợi rơi vào ngày 8/1/2020, tức thứ 4. Trong ngày hôm đó có các khung giờ hoàng đạo như sau:
- Canh Dần (3h-5h): Tư Mệnh
- Nhâm Thìn (7h-9h): Thanh Long
- Quý Tị (9h-11h): Minh Đường
- Bính Thân (15h-17h): Kim Quỹ
- Đinh Dậu (17h-19h): Bảo Quang
- Kỷ Hợi (21h-23h): Ngọc Đường
Còn ngày chính rằm, ngày 15 tháng Chạp năm Kỷ Hợi tức thứ 5 ngày 9/1/2020 thì có các khung giờ hoàng đạo sau:
- Tân Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
- Giáp Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
- Bính Ngọ (11h-13h): Thanh Long
- Đinh Mùi (13h-15h): Minh Đường
- Canh Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
- Tân Hợi (21h-23h): Bảo Quang
Gia chủ có thể lựa chọn 1 trong các khung giờ hoàng đạo của 2 ngày trên để thực hiện lễ cúng rằm, tùy theo điều kiện của từng gia đình sao cho phù hợp.
Tuy nhiên, theo lời các cụ xưa truyền lại thì lễ cúng thường sẽ được thực hiện vào ban ngày hoặc tầm chiều tối. Nên cố gắng sắp xếp công viêc để không làm lễ quá muộn, tốt nhất trước khi trời tối.
Trong ngày 14 tháng Chạp, giờ Tị (9h-11h) và giờ Thân (15-17h) được coi là khung giờ tốt để tiến hành lễ cúng ngày Rằm cuối cùng của năm Kỷ Hợi.
Trong ngày chính Rằm, giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h) và giờ Mùi (13h-15h) khá tốt cho việc tiến hành nghi lễ cúng Rằm.
Lưu ý: Không làm lễ cúng rằm khi đã qua ngày chính rằm tháng Chạp, có thể làm lễ cúng trước rằm, tức ngày 14 hoặc làm vào ngày chính rằm, 15 tháng Chạp.
2. Rằm tháng Chạp có giống các ngày Rằm khác?
Năm Kỷ Hợi 2019, ngày Rằm tháng Chạp rơi vào ngày thứ Năm, ngày 9 tháng 1 năm 2020.
Chính vì thế, cúng Rằm tháng Chạp cũng không khác mấy so với các ngày Rằm khác. Tuy nhiên, đây lại là ngày rằm cuối cùng trong 1 năm nên trong lòng mọi người đều có phần khẩn trương, chú trọng hơn để lễ cúng rằm cuối cùng trong năm được trọn vẹn, tươm tất nhất có thể.
Đây là nghi thức tâm linh quan trọng bởi Rằm tháng Chạp tuy không đặc biệt hơn những ngày Rằm khác trong năm nhưng chính thời điểm đã làm cho nó trở nên ý nghĩa hơn, giống như một dịp tổng kết những điều đã qua và sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ.
3. Tại sao phải làm lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp?
Theo quan niệm dân gian, người Việt có mùng 1 âm lịch là ngày Sóc, còn ngày rằm tức 15 âm lịch là ngày Vọng. Ngày Vọng mặt trăng và mặt trời thông tuệ nên những lời cầu nguyện thành tâm sẽ được thần thánh, tổ tiên chứng giám.
Vì thế, người ta tin rằng trong ngày này, chỉ cần con người thành tâm khấn nguyện thì người đã khuất sẽ cảm ứng được và đáp lại lời khẩn cầu.
Bên cạnh đó, lúc mà trời đất đều thông tỏ như vậy con người sẽ cảm nhận được thuần khiết, trong sáng và thanh sạch của tâm hồn.