Helen E. Fisher là một chuyên gia về sinh học, chuyên nghiên cứu về sinh học, nhân học và hành vi con người Viện Kinsey, Đại học Indiana. Cô đã viết sáu cuốn sách, bao gồm Anatomy of Love: A Natural History of Mating, Marriage, and Why We Stray... Dưới đây là những chia sẻ của cô trên New York Times về cách để các cặp đôi có thể giữ hạnh phúc và tình yêu trong thời gian cách ly xã hội và phải đối diện với nhau hàng ngày.
Cách đây không lâu, tôi và chồng tôi đã quyết định cùng nhau thực hiện một kế hoạch được gọi là "Không gian riêng cho nhau". Ngay cả khi chúng đã tôi kết hôn, tôi vẫn có một không gian riêng nho nhỏ ở Manhattan và dành vài ngày ở đó mỗi tuần, một khoảng thời gian cho riêng mình.
Tuy nhiên, khi đại dịch toàn cầu nổ ra, chúng tôi, để giữ an toàn, hiện đang ở nhà và buộc phải sống cùng nhau hàng ngày. Đây thực sự là thử thách, nhưng tôi tin rằng, chúng tôi, cũng như nhiều cặp đôi khác, sẽ vượt qua và thậm chí biến nó thành quãng thời gian tuyệt vời.
Tại sao? Bởi vì tôi đã dành hơn 40 năm để nghiên cứu về sự tiến hóa của hôn nhân, ngoại tình và ly dị, về những tình yêu lãng mạn trên khắp thế giới, cũng như cơ chế từ não bộ của những tâm lý này. Trên thực tế, các mối tình lãng mạn và cảm xúc gắn kết có những có chế riêng trong não bộ. Tình yêu là nguyên thủy, thích nghi và bất biến.
Tuy nhiên, virus khủng khiếp đã thực sự khiến chúng ta buộc phải nhìn nhận lại nhu cầu của chính mình, đưa ra những quyết định cẩn trọng hơn, xây dựng mối quan hệ khăng khít hơn với gia đình. Đây thực sự là một cơ hội để hiểu hơn về những người yêu thương - và cùng nhau trưởng thành.
Con người, với nguồn gốc sâu xa từ loài du mục - chúng ta luôn rời khỏi nhà mỗi ngày vì các nhu cầu của cuộc sống. Vì vậy, khi phải gắn kết 24/7 trong đại dịch này đòi hỏi ở chúng ta những sự thay đổi cần thiết.
Dưới đây là những lời khuyên dành cho tất cả mọi người để cùng nhau vượt qua quãng thời gian khó khăn này một cách thú vị.
Sống tích cực
Các nhà tâm lý học đã đưa ra những lời khuyên về cách duy trì một mối quan hệ lâu dài và lành mạnh. Trong số đó có những điểm cần lưu ý là: Đừng tỏ ra khinh thường. Đừng dọa ly hôn. Lắng nghe một cách thiện chí. Thỏa hiệp.
Tuy nhiên, có một lời khuyên tôi muốn dành cho mọi người, trên tư cách là một người nghiên cứu khoa học về tâm trí. Trong số những người trưởng thành chúng tôi nghiên cứu với hôn nhân hạnh phúc, chúng tôi thấy trong não có sự hoạt động tích cực ở 3 vùng: Vùng não gắn với sự cảm thông, vùng não gắn với điều hòa áp lực và cảm xúc và vùng não kiểm soát khả năng bỏ qua những điều không thích ở người yêu, chỉ tập trung vào những điều bạn làm - hay còn được gọi là "những ảo ảnh tích cực".
Tôi làm điều này hàng ngày. OK, vì vậy đôi khi chồng tôi trở nên xao nhãng những điều tôi đang nói. Nhưng tôi biết rằng phụ nữ có khả năng làm nhiều việc một lúc tốt hơn nam giới - có thể là sự thừa kế từ thiên chức vừa nuôi con vừa quán xuyến gia đình - trong khi đàn ông thường có xu hướng chỉ có thể làm một việc một lúc. Vì vậy, thay vì cho rằng anh ta đang phớt lờ lời nói của chúng ta, tôi đánh giá cao khả năng tập trung đáng chú ý của anh ta, một đặc điểm tốt cho công việc và sự nghiệp của anh ta
Tóm lại: Hãy nhìn vào mặt tích cực.
Tạo không gian cho riêng mình
Tôi cũng đã thiết kế cho mình một không gian an toàn cho tôi trong căn hộ của chúng tôi - một căn phòng mà tôi không thể bị làm phiền. Nếu chồng của tôi cần tôi, anh ta cần gõ cửa và hỏi tôi có sẵn sàng không.
Con người luôn có nhu cầu về sự độc lập, tự do cho riêng mình, ít nhất là với những phần của cuộc sống mà họ coi trọng; tạo ra một không gian an toàn có thể giúp mỗi người cảm thấy được kiểm soát. Họ sẽ thấy hạnh phúc, thoải mái hơn là bất lực, tuyệt vọng hay buồn chán. Nếu bạn có con nhỏ, hãy để các con chọn một không gian an toàn cho riêng mình.
Tạo một lịch trình
Tôi và chồng tôi cũng thường lên thời gian biểu hàng ngày. Theo các nhà khoa học, khả năng "kháng lại những điều không chắc chắn" của mỗi người khác nhau. Một số bày tỏ sự lo lắng tột độ trong những tình huống mơ hồ. Tôi thì không. Nhưng tôi thích kế hoạch, vì họ giúp tôi kiểm soát thời gian.
Vì vậy, trong bữa cà phê buổi sáng, chúng tôi hay lên kế hoạch cho cả ngày. Chúng tôi sẽ quyết định thời gian làm việc, ăn trưa. Trong thời gian khủng hoảng này, thiết lập một lịch trình làm việc cụ thể có thể giúp chúng ta an tâm hơn, cũng như thiết lập thời gian nghỉ ngơi, vui chơi và bữa tối. Chúng tôi lên kế hoạch tất cả điều này mỗi ngày.
Chúng tôi cũng nhắc nhở nhau phải xuất hiện một cách chỉnh tề cho bữa tối - không mặc đồ ngủ hay mấy cái áo len cũ nhàu. Gần đây cũng là sinh nhật của chồng nên tôi đã mua tặng anh ấy một bộ đồ đẹp đẽ. Trông anh ấy thật tuyệt. Nhìn chồng mình mới mẻ và chỉn chu, tôi thực sự thấy hạnh phúc.
Dành thời gian vui vẻ cùng nhau
Vui chơi sẽ giúp kích hoạt hệ thống dopamin trong não giúp bạn có thêm năng lượng, tăng sự tập trung, động lực và niềm lạc quan. Vì thế, chúng tôi thường ngồi cùng nhau trong phòng khách vào giữa giờ chiều để chơi bài cùng nhau.
Tôi đặc biệt thích một trò chơi mà tôi đã phát minh ra vài tuần trước, là trò: "Hãy nhớ khi...". Với trò chơi này, chúng tôi có dịp nhắc lại những kỷ niệm về một thời gian đáng yêu bên nhau. Hôm qua, tôi đã bắt đầu với một sự gợi nhớ: "Anh có nhớ ngày đầu tiên của chúng ta, khi anh gõ cửa nhà em và xin lỗi vì đã đến đúng giờ?, thật ngốc nghếch!". Rồi chúng ta cùng phá lên cười.
Kí ức là một điều tốt đẹp, nếu chúng ta biết cách nuôi dưỡng và trân trọng.
Một trò chơi khác mà chúng tôi chơi là: "Thời điểm yêu thích của tôi..." Một số buổi tối, chúng tôi viết cho nhau một email, kể về khoảnh khắc yêu thích của chúng tôi trong ngày. Không quá quan trọng về thời điểm. Ví dụ như tôi đã rất rung động khi anh ấy nháy mắt với tôi trong siêu thị vào hai ngày trước. Thật có giá trị để cho người yêu hay chồng của bạn biết những gì có ý nghĩa với bạn. Bằng cách này, chúng ta biết cách để làm cho nhau hạnh phúc mỗi ngày.
Đừng ngại đụng chạm
Thường thường, chúng tôi cũng cuộn tròn bên nhau và nằm nhạc nhạc, nghe đọc sách. Việc đụng chạm (cả hôn nữa) rất quan trọng. Nó giúp thúc đẩy hệ thống oxytocin trong não và sản sinh ra những cảm xúc bình tĩnh, gắn kết.
Lên kế hoạch cho chuyến du lịch tiếp theo
Một trong những điều tôi thích làm nhất trong lúc này với chồng là suy nghĩ xem kì nghỉ tiếp theo của chúng tôi sẽ ở đâu.
Tôi muốn đến Scandinavia vào mùa hè tới. Vì vậy chúng tôi đã ngồi lại cùng nhau, mở bản đồ ra coi bảo tàng, các địa điểm tham quan, những điều đặc biệt ở điểm đến. V
Tôi nghĩ thật thú vị khi tưởng tượng cuộc sống của bạn sau khi bệnh dịch này đi qua - và thực sự sống với những điều đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng lên kế hoạch cho chuyến du lịch tiếp theo luôn làm bạn hạnh phúc.
Gắn kết cả gia đình
Nếu bạn có con, hãy để chúng tham gia vào lịch trình hàng ngày của cả gia đình. Hãy để bọn trẻ cùng tham gia tập thể dục sáng hay những giờ kể chuyện buổi tối. Hãy cho chúng thời gian rảnh để làm những gì chúng muốn, điều mà trẻ em luôn mong mỏi và thích thú.
Cũng có thể để chúng tham gia vào việc nấu bữa trưa, có thể không úa ngon, nhưng sẽ là một trải nghiệm thú vị với con trẻ, giúp chúng vui vẻ và cười. Tiếng cười luôn là vị thuốc tiên của cuôc sống - nó giúp chúng ta vượt qua những khó khăn.
Hãy để tình yêu luôn tươi mới
Có rất nhiều điều để các cặp đôi có thể giữ lửa tình yêu trong khoảng thời gian này. Hãy bật nhạc lớn và nhảy cùng nhau, dù bạn khá vụng về. Hai người có thể cùng nhau nấu bữa tối, thử những công thức mới. Khám phá các bảo tàng trực tuyến, xem lại những bức ảnh cũ, làm điều gì đó điên rồ… cũng là điều hai người có thể làm chung. Miễn là nó mới mẻ vì đó là cách để giúp bạn tăng cường hoạt động của dopamin trong não, giúp tạo ra nhiều năng lượng và sự lạc quan.
Việc hai vợ chồng, cặp đôi yêu nhau có thể gắn kết hơn sau giai đoạn này hay chia tay, tất cả phụ thuộc vào thái độ và hành động của mỗi người. Và hãy cố gắng ghi nhớ những điều trên.