• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lời của đàn bà

Thực tế cho thấy, cãi nhau với vợ là một trong những hành vi nguy hiểm nhất với người đang...

Sáng tôi nghe đài, thấy ở Trung Quốc có người đàn ông đã lái xe đâm vào một đoàn học sinh qua đường, chỉ vì không kìm được cơn giận sau khi cãi nhau với vợ. Vụ việc kinh khủng khiến tôi nghĩ đó là một vụ án hy hữu, và người đàn ông đó không bình thường. Nhưng không hẳn.

Tôi gõ cụm từ khóa “cãi nhau với vợ lái xe” vào ô tìm kiếm của google và thật bất ngờ khi nó hiện lên vô số kết quả. Một người chồng ở Hà Nội cãi nhau với vợ đã lao xe vào đường ngược chiều rồi lùi để đè chết một người đi xe đạp, một người đàn ông khác ở Bình Phước cũng cãi nhau với vợ khi lái xe tải sau đó buông điện thoại rồi nhấn ga đâm thẳng vào một cái xe tải khác. Thậm chí, một người đàn ông ở Mỹ sau khi cãi nhau với vợ liền lái máy bay đâm thẳng vào nhà mình.

Ảnh minh họa: internet.
Ảnh minh họa: internet.

Hóa ra, cãi nhau với vợ là một trong những hành vi nguy hiểm nhất đối với những người đang điều khiển phương tiện, là nguyên nhân của rất nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Rất tiếc, chưa có ai thống kê và nghiên cứu về mức độ nguy hiểm của miệng lưỡi đàn bà trong lĩnh vực an toàn giao thông, nhưng tôi tin rằng, với đàn ông lái xe, cãi nhau với đàn bà nguy hiểm hơn uống rượu.

Khi uống rượu, phản xạ của chúng ta sẽ kém đi, việc phán đoán, xử lý các tình huống giao thông không còn chính xác. Đó là những yếu tố nguy hiểm cho lái xe, nhưng bù lại, các tác động của rượu cũng khiến chúng ta mệt mỏi, buồn ngủ và có thể dừng xe lại. Miệng lưỡi của đàn bà, trong các cuộc tranh cãi thì khác, nó thường khiến chúng ta cảm thấy rất rõ sự bất lực về tinh thần trong khi cơ bắp lại bị kích động một cách dữ dội. Trạng thái đó khiến chúng ta bị thôi thúc phải giải tỏa năng lượng ngay lập tức, một cách thật bạo liệt.

Nếu như may mắn ở bên cạnh đối tượng, chúng ta có thể trút giận trực tiếp. Ít may mắn hơn, là khi đó ta đang ở văn phòng một mình, ta có thể đập bàn đập ghế, thậm chí đạp đổ bàn nước, ném máy tính vào tường... chỉ thiệt hại về tài chính mà thôi. Còn vô phúc mà khi đó ta đang lái xe giữa một ngã tư đầy khói, bụi, và những người đồng hành xấu tính, xa lạ thì hậu quả khủng khiếp rất có thể xảy ra.

Miệng lưỡi đàn bà trong các cuộc tranh cãi nguy hiểm với chồng mình như thế, vậy thì vì sao họ không thể kiểm soát để phòng ngừa hậu quả? Đó là vì khi hậu quả xảy ra, tất cả đều chỉ nghĩ gã đàn ông đó điên, hoặc là một kẻ thô lỗ, không có bản lĩnh, thiếu lý trí... Bởi vì những người đàn bà đều nghĩ “Em có nói gì quá đáng đâu, em nói chuyện bình thường thôi mà...”. Đúng là nếu đặt riêng những câu nói của họ ra ngoài ngữ cảnh thì nó rất bình thường. Vấn đề của rất nhiều phụ nữ là người đàn ông mà họ sở hữu chỉ luôn ở một ngữ cảnh duy nhất.

“Em có nói gì quá đáng đâu, em nói chuyện bình thường thôi mà...” – Bình thường, khi chỉ có hai người trong phòng ngủ em vẫn bảo chàng là “đồ ngốc”, trong bữa tiệc với đối tác làm ăn của chàng em cũng vẫn gọi như thế mà.

Khi một người đàn ông cãi nhau với một người đàn ông, cái ý thức về ngữ cảnh của họ rất rõ ràng. Thông thường, khi đang lái xe, mà nhận được điện thoại từ một người đàn ông, chúng ta sẽ biết ngay cuộc đàm thoại là chủ đề gì, nếu buộc phải cãi nhau, chúng ta sẽ dừng xe cẩn thận, giải quyết vấn đề rốt ráo, rồi gạt bỏ các vấn đề khúc mắc sang một bên để tiếp tục hành trình. Nhưng nếu nhận điện thoại của vợ, ta sẽ không thể lường trước được câu chuyện rồi sẽ đi đến đâu. Khi nó đến cao trào của sự xung đột thì ta vẫn đang lái xe trên đường.

Ban đầu, thảm họa thường bắt đầu bằng mấy chữ “em yêu”, “gấu bự”, hoặc “vợ yêu”, thậm chí là “một trời thương nhớ” hiện lên trên màn hình, rồi những lời hỏi han thương nhớ, rồi thắc mắc, vặn vẹo, cuối cùng là phán xét, kết luận... thường thì tai nạn xảy ra khi chúng ta đang ở giai đoạn nghe phán xét và cố gắng bào chữa. Những người đàn ông có kinh nghiệm thì sẽ dừng xe ở giai đoạn vặn vẹo. Bởi khi đã vặn vẹo, thường thì các bà vợ đã có sẵn câu trả lời để phán xét và kết luận.

Việc cố gắng giải thích, bào chữa sẽ khiến chúng ta nhanh chóng rơi vào cảm giác bất lực, rõ ràng thấy mình có lý, có tình mà không thể nào làm thay đổi được phán quyết của “vợ yêu”. Đó là cảm giác của những người bị kết án oan, đầy tuyệt vọng. Chúng ta sẽ buông xuôi và mất đi lý trí, chỉ còn sự cùng quẫn đè lên chân ga.

Lão Phạm

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật