Thông thường, con người đến một độ tuổi nhất định sẽ ngừng làm việc, một mặt vì lý do thể chất, mặt khác họ có đủ tiền hưu trí để chi tiêu. Bên cạnh đó, một số người lại không thể ngồi yên. Dù gia đình không phải lo cơm ăn áo mặc nhưng họ vẫn muốn ra ngoài làm việc bất chấp sự phản đối của con cái.
Cuộc sống vất vả nhưng chưa phải lo cơm áo
Bà Bạch (76 tuổi) ở Quảng Đông, Trung Quốc là một người như vậy. Trước đây, cụ bà có cuộc sống không mấy dễ dàng. Chồng bà mất sớm, họ có 2 người con trai. Hiện bà Bạch sống cùng con trai cả.
Trước đó, hai vợ chồng bà làm lụng chăm chỉ, có một khoản tiết kiệm nhất định. Đáng tiếc, chồng bà mắc bệnh ung thư, cộng với việc lập gia đình cho con trai, toàn bộ số tiền đều đã dùng hết.
Không lâu sau, bà Bạch đi bước nữa với người chồng thứ hai. Ông là cán bộ đã nghỉ hưu ở thành phố, có lương hưu cao, từ thành phố về quê sống với bà. Nhìn chung, cả hai người đều có lương hưu và được các con ủng hộ, cuộc sống không có gì phải lo nghĩ.
Người trong làng đều ghen tị với bà Bạch vì ba có con trai hiếu thảo, không phải lo tiền nong. Hai người con trai của bà đều làm kinh doanh, điều kiện cũng không tệ. Tuy nhiên, vài năm trước, người chồng thứ hai của bà qua đời ở tuổi 79. Do không có người bầu bạn, bà Bạch quyết định đi làm.
Hình minh họa. Ảnh: Sohu |
Gia đình bất hòa vì mẹ đòi đi làm
Bà Bạch làm cho một chủ vườn gần nhà. Công việc của họ không quá khó, những người công nhân chủ yếu là những người ngoài 60. Họ cùng nhau trò chuyện, cười đùa. Kể từ khi bắt đầu đi làm, bà Bạch luôn tràn đầy năng lượng, ngày nào cũng được trả tiền mặt. Số tiền này được bà dùng để mua đồ ăn ngon và đưa tiền tiêu vặt cho hai đứa cháu.
Trái với sự vui vẻ của bà Bạch, con trai cả của bà luôn tỏ ra khó chịu. Anh khuyên mẹ đừng đi làm vì họ có đủ khả năng chi trả. Việc bà đi làm ở tuổi 76 vừa khiến nhiều người dị nghị, vừa nguy hiểm. Bà kiên quyết đi làm khiến con cái cũng phải chịu thua.
Một thời gian sau, ở nơi bà làm có người không may qua đời trong lúc làm việc. Điều này càng khiến các con của bà lo lắng. Để ngăn mẹ đi làm, anh cả thậm chí còn khóa cửa, canh chừng không cho bà ra ngoài.
Vì không cùng quan điểm, hai mẹ con xảy ra bất hòa. Để thuyết phục con trai, bà quyết định cho con xem sổ tiết kiệm của mình. Mấy cuốn sổ cộng lại tổng số tiền lên tới 300.000 NDT (tương đương 1 tỷ đồng). Con trai của bà không thể tin được mẹ lại có nhiều tiền tiết kiệm như vậy. Hàng tháng, lương hưu của bà chỉ hơn 1.800 NDT (tương đương 6 triệu đồng), cộng với số tiền trong sổ tiết kiệm, chắc chắn không cần lo tiền nong.
Hình minh họa. Ảnh: 163 |
Tìm tiếng nói chung
Anh con cả lập tức hiểu rằng mẹ mình đã 76 tuổi, bà không cần tiền, thứ bà cần nhất đó là được bầu bạn. Sau cùng, cả hai cuối cùng cũng tìm thấy tiếng nói chung. Trước đây, bà Bạch tự đi bộ đi làm. Nhưng hiện tại, mỗi sáng anh đều chở mẹ đến nơi làm việc.
Cuối cùng, gia đình họ đã vui vẻ trở lại. Bà Bạch hàng ngày có con trai đưa đón đi làm, được trò chuyện và có bạn bè. Mặt khác, con trai của bà thoải mái vì thấy mẹ hạnh phúc và khỏe mạnh.
Có người nói: “Bạn đối xử với đấng sinh thành như thế nào thì cuộc đời sẽ đối xử với bạn như thế đó”. Đây là một trong những đạo lý sinh thành mà ai cũng phải thấu hiểu.
Từ câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy đôi khi không phải lúc nào bản thân mình cũng đúng. Con cái chưa chắc đã thấu hiểu được cha mẹ của mình. Hai bên cần lắng nghe và chia sẻ để có thể hiểu nhau hơn.
Trăm thiện lấy hiếu làm đầu; người hiếu thuận, cuộc sống sẽ dễ dàng muôn phần. Thương cha thương mẹ, thế giới mới dịu dàng với bạn. Hiếu thảo là đạo lý sinh thành mà ai cũng hiểu. Nhưng làm được hay không lại là chuyện hoàn toàn khác!
Theo 163