• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những điều cần biết khi cúng Tất niên ở 3 miền

Cúng Tất niên có hóa vàng không, cúng trong nhà hay ngoài trời, mâm cúng đặt ở đâu, mâm lễ có...

Cúng Tất niên có hóa vàng không?

Do cúng Tất niên có phần đặc biệt hơn các nghi thức thờ cúng khác nên nhiều người vẫn thắc mắc về cúng Tất niên có hóa vàng hay không? Câu trả lời của vấn đề này là có. Thông thường sau khi cúng bái và tàn hương thì sẽ tiến hành hóa vàng và thu dọn đồ lễ.

Theo tục lệ thông thường, hóa vàng sẽ được làm sau mà 3 ngày Tết. Vậy nên có thể chọn lựa các ngày từ mùng 3 đến mùng 10 tháng giêng để thực hiện công đoạn này.

Cúng Tất niên vẫn có hóa vàng.
Cúng Tất niên vẫn có hóa vàng.

Nên cúng trong nhà hay ngoài trời?

Địa điểm thực hiện cũng là câu hỏi về cúng Tất niên được khá nhiều người đặt ra. Thực tế nghi thức này cần được thực hiện cả ở trong nhà lẫn ngoài trời.

Bởi vậy, bạn nên chuẩn bị hai mâm cúng. Gồm mâm cúng gia tiên (trong nhà) và mâm cúng thiên địa (ngoài trời) theo đúng với phong tục truyền thống.

Mâm cúng Tất niên đặt ở đâu?

Với nghi thức cúng gia tiên là vị trí thờ cúng mà nhiều người đã nắm rõ. Đa phần mâm cúng này sẽ được đặt ở nơi thờ cúng ông bà, cha mẹ. Còn với nghi thức cúng ngoài trời, mâm cúng đặt tại đâu vẫn là câu hỏi về cúng Tất niên mà nhiều người vướng mắc.

Do là lễ cúng thiên địa nên không gian cúng và đặt mâm lễ cần phải ở vị trí có sự giao thoa giữa cả đất, trời và vạn vật xung quanh. Vì thế mà vị trí thích hợp nhất sẽ khoảng sân hoặc khoảng trống trước nhà. Khi cũng nên mở cửa để vận khí được lưu thông, mang lại nhiều phúc lành.

Vị trí thích hợp nhất để đặt mâm cúng Tất niên là khoảng sân hoặc khoảng trống trước nhà.
Vị trí thích hợp nhất để đặt mâm cúng Tất niên là khoảng sân hoặc khoảng trống trước nhà.

Mâm lễ Tất niên 3 miền có những gì?

Lễ Tất niên thường được các gia đình chuẩn bị trang trọng vào chiều 30 Tết. Sau khi đã vệ sinh nhà cửa, trang hoàng, bày biện ban thờ đầy đủ, con cháu xôm tụ về đông vui.

Thông thường cúng tất niên cần sắm lễ như sau:

- Trái cây, Hoa
- Nhang rồng phụng
- Đèn cầy
- Gạo, Muối, Trà
- Rượu, Nước lọc
- Giấy tiền vàng mã
- Trầu cau
- Bánh kẹo
- Chè, Xôi, Cháo trắng
- Bộ Tam sên
- Gà ta luộc
- Heo sữa quay
- Bánh bao
- Bánh chưng/bánh tét
- Chả lụa

Tuy nhiên, mâm cúng lễ Tất niên ở mỗi miền khác nhau lại có nét đặc trưng riêng biệt nhưng nhìn chung vẫn có những món ăn cơ bản mang màu sắc đặc trưng của văn hóa Việt trong ngày Tết. 

Câu thơ: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” đã liệt kê khá đủ những yêu cầu dành cho mâm cúng lễ Tất niên.

Mâm cúng miền Bắc với nhiều món ăn mang ý nghĩa riêng.
Mâm cúng miền Bắc với nhiều món ăn mang ý nghĩa riêng.

Trong mâm cúng Tất niên miền Bắc , các món ăn thường bao gồm:

- Móng giò hầm măng lưỡi lợn
- Canh bóng nấu thập cẩm
- Miến nấu lòng gà
- Xôi/bánh chưng
- Thịt đông, thịt gà luộc
- Giò lụa, giò xào
- Nộm và dưa hành muối…

Mâm cúng miền Trung có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần, mang hương vị rất riêng.
Mâm cúng miền Trung có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần, mang hương vị rất riêng.

Còn mâm cúng Tất niên Miền Trung gồm:

Bánh chưng, bánh tét và có nhiều món ăn được chế biến gồm đủ các thành phần để có bữa cỗ “hào soạn” gồm:

- Đĩa dưa món
- Đĩa giò lụa Huế
- Đĩa gà bóp rau răm
- Đĩa thịt đông
- Đĩa chả Huế
- Thịt heo luộc
- Giá chua
- Bát ninh măng khô
- Bát miến Huế
- Đĩa cá chiên, hay đĩa ram

Mâm cúng miền Nam đơn giản, không quá cầu kỳ về hình thức.
Mâm cúng miền Nam đơn giản, không quá cầu kỳ về hình thức.

Mâm cúng Tất niên Miền Nam gồm:

- Bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm
- Canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô)
- Bát canh khổ qua nhồi thịt
- Thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa)
- Đĩa thịt heo luộc
- Đĩa gỏi tôm thịt
- Đĩa nem
- Đĩa chả giò
- Đĩa dưa giá, củ kiệu

AN LY (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật