Sẽ rất đau lòng khi bạn dồn hết tình yêu thương và sự quan tâm cho con mình nhưng dường như chúng chỉ gần gũi với bố hoặc mẹ, thay vì cả hai.
Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ không bao giờ phải đối mặt với vấn đề này. Nhưng nếu nó phát sinh, đây là những gì bạn có thể làm.
Cố gắng tìm ra lý do tại sao
Nếu bạn đang dành nhiều thời gian cho con hơn so với người bạn đời của mình, thì có thể trẻ sẽ quan tâm đến người bố (hoặc người mẹ) mà chúng ít tiếp xúc hơn. Vì trong tiềm thức của trẻ, đây là người "mới hơn" và chúng muốn gần gũi để tìm hiểu.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngược lại. Trẻ sẽ thích người nào dành thời gian cho chúng nhiều hơn, vì người đó biết chúng cần gì và muốn gì.
Để giải quyết vấn đề này, cả hai vợ chồng bạn nên cố gắng dành cùng một khoảng thời gian cho con.
Hãy nhớ rằng khoảng thời gian này sẽ trôi qua
Trẻ mới biết đi thường thích bố hơn hoặc mẹ hơn, và đó là cách thể hiện sự độc lập của chúng. Con bạn muốn đưa ra lựa chọn của riêng mình và chúng có thể chọn những lựa chọn mà chúng quen thuộc hơn.
Ví dụ, nếu người mẹ đọc cho trẻ một câu chuyện trước khi đi ngủ mỗi đêm, thì việc trẻ yêu thích người mẹ hơn người bố là điều dễ hiểu. Vì người mẹ gắn liền với một hoạt động thân thiết hàng ngày.
Do đó, nếu bạn không phải là niềm yêu thích của con bạn đối với một hoạt động nào đó, hãy nhớ rằng điều đó không có nghĩa là chúng ít yêu bạn hơn.
Trẻ mới biết đi có thể bị thu hút bởi mẹ nhiều hơn tại một thời điểm, và sau đó là với bố vào một thời điểm khác. Vì vậy, nếu con bạn đang trong giai đoạn yêu thích bố hoặc mẹ hơn thì bạn cũng không cần quá lo lắng và nên chuẩn bị cho quá trình phát triển kế tiếp khi chúng chuyển sang gần gũi hơn với bạn.
Kiểm soát cảm xúc của bạn
Rất có thể bạn sẽ bị tổn thương khi bạn muốn vui đùa và trò chuyện với trẻ nhưng chúng lại không quan tâm đến bạn và gần gũi với vợ/chồng của bạn hơn. Tuy nhiên, lúc này bạn không nên quá xúc động hay lớn tiếng với con vì điều này.
Bạn có thể nhẹ nhàng nói với chúng rằng, bạn cảm thấy buồn khi chúng luôn chọn bạn đời hơn bạn. Hãy cố gắng trò chuyện với trẻ một cách bình tĩnh, để con bạn không cảm thấy có lỗi vì sự lựa chọn của chúng.
Điều này sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn với con mình và có thể dạy cho chúng sự đồng cảm.
Thông cảm cho con bạn
Đôi khi trẻ có thể từ chối sự giúp đỡ của bạn vì chúng muốn bố hoặc mẹ làm điều đó, mặc dù người này hiện không có mặt. Đừng tức giận và hãy cho con bạn thấy rằng, bạn hiểu cảm xúc của chúng.
Hãy từ từ giải thích với chúng rằng, trong những trường hợp như vậy, bạn hoàn toàn có thể giúp chúng.
Nhắc nhở bản thân về giá trị của bạn
Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi con mình chọn bạn đời hơn bạn, nhưng đừng để điều đó khiến bạn cảm thấy mình là một người cha mẹ tồi. Điều này cũng không có nghĩa là bạn nuôi dạy con kém hơn bạn đời của bạn.
Hãy nhớ rằng sở thích của con bạn không nói lên giá trị của bạn, nhất là khi việc chọn người yêu thích của trẻ chỉ làm tạm thời và có thể thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ.
Đừng quên về giới hạn
Dù bạn có muốn nhượng bộ những ý thích bất chợt của con mình để chúng bắt đầu thích bạn hơn, thì điều quan trọng là bạn phải thiết lập và duy trì các giới hạn. Nếu không, con bạn có thể học cách thao túng bạn.
Điều quan trọng hơn nữa là cả hai vợ chồng nên phối hợp với nhau để tạo giới hạn này, nói "Không" với trẻ khi cần thiết. Bạn không nên là người luôn đóng vai "xấu" mà cả hai vợ chồng nên thay phiên nhau.
Đề cập đến những mặt tích cực của người bố/mẹ còn lại
Cố gắng nhấn mạnh những mặt tốt của bạn đời khi bạn ở bên con. Bạn có thể chỉ ra điểm giống nhau giữa bạn và đối phương, đặc biệt nếu cả hai có chung những đặc điểm mà con bạn thích.
Hơn nữa, bạn có thể tập trung vào những điều mà con bạn thích thú mà chỉ người bạn đời của bạn mới có thể làm hoặc giúp chúng. Sau đó, bạn có thể yêu cầu con bạn đặt tên cho một số điều mà chúng thích ở bạn và bạn đời của bạn.