• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Làm việc thêm giờ, có hạnh phúc hơn không?

Bí thư Thành ủy TP.HCM: "Làm việc 9-10 giờ/ngày quanh năm thì không thể có hạnh phúc. Nhiều...

Câu chuyện làm nóng nghị trường Quốc hội vài ngày qua bởi rất nhiều ý kiến tranh luận: Tăng hay giảm giờ làm việc, làm thêm giờ?

Tăng hay giảm giờ làm việc, làm thêm giờ?
Tăng hay giảm giờ làm việc, làm thêm giờ?

Là người ủng hộ phương án cần có lộ trình giảm giờ làm việc, quan tâm hơn đến hạnh phúc của người dân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đã có cuộc trao đổi với trang Zing.vn để nói rõ hơn về quan điểm của ông.

Nghiên cứu về hạnh phúc của người Việt Nam, PGS Lê Ngọc Văn (năm 2018) đã làm sáng tỏ về định tính và định lượng: Người Việt Nam quan niệm hạnh phúc như thế nào.

Về vật chất, 3 nhu cầu quan trọng nhất là có thu nhập ổn định (75,6% ý kiến); có nhà riêng (69,5%); có việc làm đầy đủ (68%). Về mặt xã hội, 3 nhu cầu quan trọng nhất là: 95,4% mong có gia đình hòa thuận; 73,4% mong muốn con, cháu ngoan tiến bộ và 60% mong muốn có quan hệ họ hàng tốt.

Như vậy, trong 6 yếu tố (3 vật chất, 3 tinh thần) quan trọng nhất về hạnh phúc mà người Việt Nam quan tâm thì đứng đầu là gia đình hòa thuận.

Thực tế, với người Việt Nam, gia đình là chỗ dựa vững chắc, điều đó đã được chứng minh qua lịch sử mấy nghìn năm. Khi đất nước khó khăn, làng xã là trụ cột; khi cả đất nước, làng xã khó khăn thì gia đình chính là trụ cột. Đó là một lý do vì sao đất nước Việt Nam tồn tại và phát triển trong hơn mấy nghìn năm qua.

Trong 6 yếu tố quan trọng nhất về hạnh phúc, người Việt quan tâm nhất là gia đình hòa thuận.
Trong 6 yếu tố quan trọng nhất về hạnh phúc, người Việt quan tâm nhất là gia đình hòa thuận.

Ở các nước trên thế giới, hạnh phúc của người dân được đặc biệt quan tâm, môn Hạnh phúc học đã trở thành môn học từ lâu ở các trường đại học của họ, nhưng Việt Nam thì chưa có. Chính phủ New Zealand đã không coi sản phẩm quốc nội (GDP) là thước đo duy nhất để đánh giá sự thịnh vượng của đất nước, vì nó không cho ta bất kỳ thông tin gì về chất lượng kinh tế và mức độ hạnh phúc của người dân.

Ngày 30/5/2019, Chính phủ New Zealand đã công bố “Ngân sách hạnh phúc” của quốc gia, có các khoản chi mới hướng tới 5 mục tiêu với 61 chỉ số đo lường sự đạt được của các mục tiêu, trong đó có cả chỉ số “sự cô đơn”.

Ngược lại, không phải cứ giàu là hạnh phúc, cả trên phương diện gia đình và đất nước. Nhiều quốc gia rất giàu, GDP đầu người cao nhưng đang gặp khủng hoảng xã hội ở các mức khác nhau.

Ở Nhật Bản có hơn 1 triệu Hikikomori, là những người không muốn đối mặt với xã hội, không cần đi học, đi làm.
Ở Nhật Bản có hơn 1 triệu Hikikomori, là những người không muốn đối mặt với xã hội, không cần đi học, đi làm.

Tại Nhật Bản có một thuật ngữ chỉ những thanh niên sống khép mình, đó là Hikikomori. Họ là những người không muốn đối mặt với xã hội, không cần đi học, đi làm.

Các Hikikomori chỉ cần ăn uống ở mức tối thiểu trong phòng, xem phim và chơi điện tử. Những thanh niên này tự khóa mình trong phòng và từ chối bước ra thế giới bên ngoài. Với những chàng trai Hikikomori, 2 năm, 3 năm và thậm chí cả 10 năm không ra khỏi nhà là điều hoàn toàn bình thường.

Ở Nhật Bản có hơn 1 triệu Hikikomori, thậm chí có thể còn nhiều hơn nữa. Họ sợ trường học, công việc và sợ thất bại. Không có sự giúp đỡ từ bên ngoài, thật khó để những con người này có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. 

Tại Hàn Quốc, có một người đã lập ra một nhà tù và người ta phải "đóng tiền" để được vào nhà tù đó.

Dịch vụ lạ nở rộ ở Hàn Quốc:
Dịch vụ lạ nở rộ ở Hàn Quốc: "Đóng tiền để được ngồi tù", trốn áp lực cuộc sống.

Vào nhà tù này, người ta sẽ tạm cất điện thoại, ở trong một phòng rất giản đơn, cách ly, được phục vụ 3 bữa cơm tù (chất lượng tốt), thi thoảng được đi dạo ở vườn. Mục đích đi tù là cách ly với thế giới bên ngoài, không chịu áp lực của công việc mỗi ngày, thư giãn nghĩ về mình và cuộc sống của mình. Nhiều người đến đây rồi không muốn quay về cuộc sống hiện tại nữa, họ sợ áp lực công việc, học hành, gia đình.

Điều ngạc nhiên là người ta phải đăng ký và chờ đến lượt đi tù, vì rất nhiều người muốn vào nhà tù. Có lẽ gia đình không còn vai trò gì với họ khi họ gặp căng thẳng, bế tắc, nên thay vì về nhà thì họ chọn con đường vào tù tự nguyện. Nhiều người khác đã chọn con đường tự tử.

Còn rất nhiều trường hợp khác được biết đến rộng rãi phản ánh sự đau khổ và khủng hoảng xã hội như một thanh niên Trung Quốc cưới người máy làm vợ, đám cưới chỉ có một người là cô dâu, cưới chính mình...

Gia đình hạnh phúc là nền tảng của xã hội hạnh phúc.
Gia đình hạnh phúc là nền tảng của xã hội hạnh phúc.
AN LY (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật