Người ta thường nói bàn tay năm ngón có ngón dài ngón ngắn, trong nhà đông con cũng vậy, người làm cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc công bằng, có người thiên vị con nhỏ hơn hoặc đứa trẻ có năng lực hơn.
Đây là câu chuyện gia đình nhà Lý Phàm ở Quảng Đông, Trung Quốc. Sự thiên vị của mẹ chồng đã khiến Hồng Hạnh - vợ Lý Phàm ấm ức suốt mười năm, cho đến khi bà qua đời, hai vợ chồng Lý Phàm xúc động mãi không thôi.
Nàng dâu bị "thất sủng"
Chồng Hồng Hạnh năm nay 40 tuổi, nhà có ba anh chị em, ngay dưới là em hai Lý Túc 35 tuổi và em gái Lý Thư 28 tuổi. Anh ấy mặc dù là con cả nhưng lại không có tiếng nói trong gia đình. Nói thẳng ra, công việc chồng Hồng Hạnh bấp bênh và kém nổi bật hơn các em. Mang tiếng con trưởng nhưng lại bị đối xử hời hợt như khách đến nhà.
Bố chồng là một kỹ sư, ông đã từng thiết kế rất nhiều công trình lớn nổi tiếng. Còn mẹ chồng là giáo viên dạy toán. Lúc nào bà cũng mạnh mẽ, không ngừng phấn đấu để đứng đầu mọi việc, từ việc nhà đến công việc ngoài xã hội. Bố mẹ chồng cô như vậy mà sinh ra một người con bình thường như Lý Phàm, ông bà cũng không mặn mà với chồng cô cho lắm.
Trong khi đó, hai em đều giỏi giang, thành đạt, Lý Túc làm giám đốc công ty nội thất và Lý Thư là bác sĩ nổi tiếng ở bệnh viện thành phố. Vợ chồng Lý Túc lại rất giỏi nịnh mẹ chồng, em dâu thường mua nhiều món quà đắt đỏ đến biếu bố ông bà. Vì học hành không tốt, đến năm cấp 3 không cố gắng được nữa mà Lý Phàm đi làm công nhân đến bây giờ. Cũng chính vì thế mà bao tâm huyết và sự yêu mến, mẹ chồng dồn hết vào vợ chồng Lý Túc.
Mỗi lần thấy ánh mắt ghen tị của hàng xóm, mẹ chồng cô đều rất tự hào vì có người con trai thành đạt là Lý Túc và Lý Thư cũng mang lại tiếng thơm cho gia đình. Nhưng mỗi khi nhắc đến Lý Phàm, bà đều thở dài và khịt mũi nói câu: “Đồ vô dụng!”.
Một lần mua quà của em chồng bằng cả tháng lương của hai vợ chồng tôi cộng lại. |
Hai vợ chồng cô đều là công nhân, lương tháng hai người cũng chỉ được khoảng 10 triệu. Những ngày lễ Tết đến, vợ chồng Lý Túc và Lý Thư đưa đến rất nhiều đồ bổ, em dâu lại khéo nịnh, khen mẹ không ngớt. Lần nào đến nhà mẹ cũng nấu đầy một bàn đồ ăn ngon.
Nàng dâu cả lại không khéo lấy lòng, chỉ biết chăm sóc giúp đỡ nhà chồng những điều nhỏ nhặt. Ngoài việc đều đặn cơm nước cho bố mẹ hàng ngày, Hồng Hạnh cũng chăm móc khăn, mũ, hay đan áo mùa lạnh cho bà, chưa kể đến, cô còn thường xuyên đun nước cho mẹ chồng ngâm chân.
Mẹ chồng cũng là người quản lý tài chính của gia đình nhưng chưa bao giờ đưa cho vợ chồng cô một xu để chi tiêu trong gia đình. Khi vợ chồng em thứ mua nhà ở Bắc Kinh, bố mẹ chồng liền đưa tiền cho em chồng mua nhà, gọi đó là quà.
Còn vợ chồng cô dành dụm vất vả bao năm, vay nợ rất nhiều để mua được căn nhà 80m2. Mặc dù bố chồng thấy không công bằng nhưng mẹ chồng bỏ ngoài tai: “Nhà ở quê với nhà ở Bắc Kinh sao có thể so sánh với nhau?”.
Hai năm sau, bố chồng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Sau khi bán nhà bà về ở cùng vợ chồng Hồng Hạnh trong căn nhà chật hẹp ở quê mà không lên Bắc Kinh hưởng phúc cùng chú hai.
Sau một đêm mùa đông phải nhập viện, lúc ấy mẹ chồng cô 75 tuổi, bác sĩ thông báo bà bị liệt nửa người, e rằng sẽ phải nằm trên giường suốt phần đời còn lại. Sau khi các em về thăm, bà bày tỏ muốn được ở cùng chú hai - người con mà mẹ chồng vẫn luôn yêu thương hơn chồng cô. Em dâu từ người vốn nói chuyện ngọt ngào, khéo léo nay cúi đầu im lặng rồi bỗng nói: “Mẹ, không phải là con không quan tâm đến mẹ, cũng rất muốn chăm sóc mẹ nhưng chúng con bận trăm công nghìn việc, đến thời gian ăn cơm còn không có, làm sao có thể chăm sóc tốt cho mẹ được”.
Ánh mặt bà dại ra đầy buồn bã.
Hai vợ chồng nhìn nhau, cô nói: “Mẹ ơi, nếu mẹ không bận tâm đến điều kiện sống của gia đình chúng con, hãy ở lại với chúng con”.
Bà im lặng nghe chừng đã bằng lòng. Khi mẹ chồng thiếp đi, mọi người ra khỏi phòng. Em chồng nói với vợ mình: "Chúng ta thật sự không quan tâm đến mẹ mình sao? Bà đối xử tốt với chúng ta, sao chúng ta không để mẹ đến đó, điều kiện chăm sóc cũng tốt hơn?"
Em dâu hét lên: “Em gái anh bận việc, tôi cũng bận việc. Ai có thời gian chăm sóc một bà già bị liệt?”
Mẹ chồng cô khẽ cử động, một giọt nước mắt đục ngầu rơi xuống.
10 năm qua, vì mẹ chồng ở nhà nên cuộc sống rất chật vật nhưng chúng tôi không hề hối tiếc. |
Kết cục của nàng dâu thảo hiền
Kể từ đó, mẹ chồng ở lại nhà cô đến nay cũng được 10 năm. Mặc dù Lý Phàm luôn cố gắng là một công nhân xuất sắc, nhưng phải đến năm 45 tuổi anh mới được lên chức quản lý. Hai vợ chồng phải thắt lưng buộc bụng nuôi con trai ăn học và lo chi phí chăm sóc mẹ.
Mẹ chồng chuyển đến, chi phí sinh hoạt tăng lên. Tuy nhiên, lương của bà rõ ràng cao hơn vợ chồng cô rất nhiều. Bà chưa bao giờ đưa một xu chi phí sinh hoạt. Không biết mẹ bà đã đưa hết tiền cho ai? Có thể bà để dành cho mình, hoặc có thể đưa cho em chồng, mặc dù điều đó cũng chẳng quan trọng nhưng nhiều khi lòng Hồng Hạnh vẫn chua xót, đến bây giờ có lẽ bà vẫn quý trọng hai em hơn.
Suy cho cùng, mẹ chồng là người đã sinh ra chồng mình và là người thân nhất của Lý Phàm, anh chỉ còn lại mình mẹ mà thôi. Hồng Hạnh nghĩ khi làm việc gì cũng nên chú ý nhiều hơn đến mối quan hệ gia đình, ít quan tâm đến lợi ích, làm mọi việc theo lương tâm của mình và đừng để sau này phải hối hận.
Hai vợ chồng cô cứ thế chăm sóc mẹ, cô nấu cho bà những món ăn mềm dễ tiêu và nhiều món cháo bổ dưỡng. Lúc đầu, bà dễ chăm sóc, bà có thể dùng gậy để di chuyển và có thể ăn bằng một tay. Có lẽ sợ làm phiền vợ chồng cô nên bà chưa bao giờ kén chọn ăn mặc. Sau đó, bà không thể cử động được, bị liệt hẳn, bà nằm trên giường suốt 5 năm, việc tiểu tiện cũng thực hiện ở trên đó.
Mẹ chồng cô rất xấu hổ và ngượng ngùng, bà vốn là người quá mạnh mẽ và không quen được chăm sóc. Hồng Hạnh nói với bà: "Mẹ ơi, con là con dâu của mẹ, mẹ xấu hổ cái gì? Chúng con đương nhiên sẽ phục vụ mẹ!"
Mẹ chồng hiếm khi nói: “Cảm ơn con!”.
Mẹ chồng ở nhà cô đã 10 năm, vợ chồng Lý Túc cũng ít khi về thăm, chỉ vào dịp Tết mà thôi. Họ dường như đã quên mất người mẹ này, thậm chí họ còn hiếm khi gọi điện cho bà. Mẹ chồng cô cũng chưa bao giờ nhắc đến họ.
Cuối cùng, một ngày nọ, mẹ chồng cô lên thiên đường.
Vợ chồng chú hai “thất lạc” đã lâu đều có mặt, sau khi đã lo liệu xong xuôi cho mẹ, họ tìm đủ mọi cách để hỏi xem bà để lại tài sản gì không.
Trước khi mất bà cũng không nhắn gửi gì. Cho đến khi vợ chồng chú hai buộc tội vợ chồng cô biển thủ tài sản của bố mẹ chồng. Sau khi mẹ chồng qua đời, bà được hỏa táng ba ngày sau đó. Đến ngày thứ 4, cô bất ngờ nhận được tin nhắn thông báo từ ngân hàng rằng trong thẻ ngân hàng của cô dư một số tiền khổng lồ. Một người đàn ông xuất hiện tại nhà, đó là luật sư được mẹ chồng cô ủy thác. Bà đã bán căn nhà cũ và đưa cho vợ chồng cô cùng với tiền tiết kiệm của ông bà. Tổng số tiền mẹ chồng để lại cho vợ chồng cô là 45 tỷ đồng.
Trong lúc thu dọn đồ đạc của mẹ, cô tìm thấy một lá thư trong chiếc hộp nhỏ bằng gỗ. Lý Phàm liền bật khóc, trên đó quả thực là chữ viết của mẹ chồng cô. Đó là một vài dòng chữ xiêu vẹo mà không biết bà đã bỏ ra bao nhiêu công sức để viết ra nó!
Mẹ chồng cô viết rằng: “Lý Phàm, con là đứa con trai tốt nhất của mẹ. Cảm ơn con và cũng xin lỗi con.
Hồng Hạnh, con là con dâu tốt nhất của mẹ, mẹ thật có phúc mới gặp được con. Cảm ơn con”.