"Một ngày Mẹ thấy con cười vu vơ, nụ hồng con giấu trong ngăn bàn,
Lá thư viết vội, có tên rất lạ, chắc là người con thương rất nhiều!"
Nếu cách quan tâm của cha mẹ không khéo, rất dễ dẫn đến sự phản ứng ngược nơi các con. |
Tâm lý chung của cha mẹ là quan tâm đến con, nhưng nhiều khi sự quan tâm trở nên thái quá, nghĩ rằng việc đọc trộm thư, nhật ký, điện thoại của con là cách để sát sao quản lý, kèm cặp con tránh bị "lệch chuẩn".
Nhưng thực tế là, nếu cách quan tâm của cha mẹ không khéo, rất dễ dẫn đến sự phản ứng ngược nơi các con, thậm chí nghĩ quẩn mà làm chuyện đau lòng.
Cô bé 13 tuổi ở TP.HCM nhảy lầu tự vẫn vì bị mẹ kiểm tra điện thoại. Rất may hiện tại bé gái đã tỉnh táo, được theo dõi kỹ lưỡng. Bệnh viện cũng cử bác sĩ tâm lý để thăm khám, tư vấn cho bé. Hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định.
Bé tâm sự với bác sĩ rằng do bị mẹ kiểm tra điện thoại nên rất giận mẹ, nhảy lầu vào tối ngày 20/11.
Những đứa trẻ tuyệt vọng
Theo bác sĩ tâm lý Phạm Minh Triết, tại Việt Nam, một nghiên cứu ở học sinh học cấp hai cho thấy tỷ lệ có biểu hiện trầm cảm chiếm 41%, trong nhóm này 26% có ý định tự sát và gần 4% đã từng tự sát ít nhất một lần. Yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm là sự bạo hành tinh thần và thể chất trong gia đình và căng thẳng trong việc học tập.
Tại Việt Nam, một nghiên cứu ở học sinh học cấp hai, 41% có biểu hiện trầm cảm chiếm, trong nhóm này 26% có ý định tự sát và gần 4% đã từng tự sát ít nhất một lần. |
Theo tư tưởng giáo dục phương Đông, trẻ con luôn được dạy phải khiêm tốn, ngoan ngoãn và tuyệt đối nghe lời người lớn. Cách dạy này sẽ sản sinh ra những đứa trẻ luôn cam chịu để trở nên ngoan ngoãn thay vì biết phản kháng bảo vệ mình.
Một vụ việc xảy ra vào tháng 7 vừa qua tại Trung Quốc, bé gái cấp hai trộm tiền của bố mẹ. Quá bất ngờ vì trước nay Bảo Bảo rất ngoan, người bố chưa hỏi rõ nguyên do đã đánh và mắng em, khiến cô bé 12 tuổi uất ức nhảy sông.
Sau khi con qua đời, bố mẹ Bảo Bảo mới đau xót, ngỡ ngàng biết nguyên nhân con gái trộm tiền. Các bạn cùng lớp tiết lộ, cô bé bị một số bạn đe dọa, bắt phải nộp một khoản tiền gọi là "phí bảo vệ" để không bị bắt nạt. Quá sợ hãi, lại không dám nói cho bố mẹ nên Bảo Bảo đành phải trộm tiền mong đổi lại sự yên ổn.
Việc không được lắng nghe ý kiến sẽ khiến trẻ bắt đầu cảm thấy cô độc trong chính gia đình của mình. Những rạn nứt trong tình cảm cũng bắt đầu từ đây. Một khi không được lắng nghe mà còn bị phán xét, trẻ sẽ không còn nhu cầu tâm sự với cha mẹ nữa. Từ tâm khảm, chúng lặng lẽ rời bỏ mối quan hệ khăng khít với cha mẹ mình.
Kết quả là bố mẹ cảm thấy con cái mình rất ngoan ngoãn vì không bao giờ cãi lại. Nhưng một khi trẻ gặp khó khăn vượt quá khả năng giải quyết của chúng, hệ quả thường rất bi đát. Như cô bé Bảo Bảo luôn mất niềm tin vào cha mẹ, luôn cảm thấy thiếu an toàn và cô độc. Khi gặp khó khăn, vì không tìm được ai để cầu cứu, cô bé 12 tuổi đã chọn cách kết liễu đời mình để giải quyết bế tắc.
Dạy con cam chịu thay vì phản kháng
Mỗi 50 người lại có 1 người mắc bệnh tâm lý vì bạo lực ngôn ngữ. |
Trước đây cũng từng có vụ việc, cậu học sinh mới 17 tuổi tự tử ngay trước mặt mẹ mình. Trước khi gieo mình tự vẫn xuống sông Hoàng Phố, Thượng Hải, cậu ấy ngồi trong xe ô tô của mẹ đi qua cầu. Nhưng sau một hồi lời qua tiếng lại với mẹ, mà cậu bé ấy mở cửa xe, trèo lên thành cầu, gieo mình tự vẫn để lại người mẹ bàng hoàng, nếm trải nỗi ân hận không biết bao giờ sẽ nguôi.
Rất nhiều bình luận suy đoán về sự việc đau lòng trên nhưng có ai hỏi rằng, liệu có bao nhiêu đứa trẻ trong quá trình trưởng thành, linh hồn vô số lần muốn nhảy xuống những chiếc cầu như thế này, chỉ là thân thể kiên trì ở lại, tê tê dại dại trở thành người lớn?
Bố mẹ thường đặt cho con cái rất nhiều kỳ vọng, hy vọng chúng có thể trở thành người lý tưởng như mình mong muốn, nhưng lại chưa từng hỏi qua cảm nhận của chúng, khiến áp lực tích tụ thời gian dài ngày càng lớn. Luôn hà khắc yêu cầu chúng làm bất cứ việc gì, và bắt đầu la mắng khi chúng trót phạm sai lầm. Khi con cái gặp uất ức ở bên ngoài, việc đầu tiên của các bậc làm cha mẹ là bỏ qua sự quan tâm cần có để mà đổ lỗi, trách phạt. Vậy nên những đứa trẻ vốn đã có tâm trạng lại thêm lần nữa bị công kích.
Cha mẹ xin hãy quan tâm đến con nhiều hơn! |
Khi con gặp vấn đề, xin phụ huynh đừng có những phản ứng chối bỏ như "chuyện nhỏ vậy cũng lo, cũng buồn", hoặc ậm ừ cho qua chuyện. Hoặc trò chuyện với thái độ "bắt lỗi" hoặc bắt con phục tùng kiểu như "Tại sao con làm như vậy?", "phải làm như vầy" đều có nguy cơ làm nặng thêm vấn đề, tăng thêm mâu thuẫn giữa con và cha mẹ.
Gibran từng nói một câu: “Con cái nợ các bạn mới tới, chứ không phải vì các bạn mà tới”.
Những câu chuyện trên có điểm na ná nhau, nó đều phản ánh sự khủng khiếp của bạo lực ngôn ngữ. Nó thật sự khiến người ta bị tổn hại về tinh thần và cả tâm lý nữa.
Một cuộc điều tra của nhà tâm lý học cho thấy, cứ mỗi 20 người lại có 1 người phải chịu bạo lực ngôn ngữ, mỗi 50 người lại có 1 người mắc bệnh tâm lý vì bạo lực ngôn ngữ, nhẹ thì có thể bị rối loạn, nặng thì có thể dẫn tới hành vi giết người và tự sát.
Ở xã hội ngày càng đề cao sự riêng tư, cha mẹ cũng nên thích nghi dần để kịp hiểu các con, gần gũi với con hơn để không xảy ra những sự việc đau lòng như trên nữa. Làm cha mẹ thật khó!