Vụ việc Tịnh thất Bồng Lai đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận thời gian vừa qua. Ông Lê Tùng Vân (SN 1932) đang bị điều tra để làm rõ về dấu hiệu phạm tội: loạn luân, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Đặc biệt, đa số các trẻ em sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai đều có quan hệ huyết thống (cha-con) với Lê Tùng Vân.
Ông Lê Tùng Vân và một số chú tiểu có quan hệ huyết thống. |
Hôn nhân giữa anh chị em, giữa cha mẹ và con cái bị cấm trong mọi nền văn hóa nhân loại – và rất ít trường hợp ngoại lệ. Nhìn chung, quan hệ huyết thống có tác động rất xấu đến dân số hoặc con cháu trong hôn nhân.
1. Con cái do giao phối cận huyết sinh ra dễ bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng
Thiếu sự biến đổi trong DNA có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ, bao gồm tăng cơ hội mắc các bệnh di truyền hiếm gặp – bệnh bạch tạng, xơ nang, bệnh máu khó đông... Tác động xấu khác còn bao gồm gia tăng vô sinh (ở cha mẹ và con cái), dị tật bẩm sinh như bất đối xứng trên khuôn mặt, sứt môi hoặc thấp còi khi trưởng thành, gây ra các vấn đề về tim, một số loại ung thư, nhẹ cân, tốc độ tăng trưởng chậm và tử vong ở trẻ sơ sinh.
2. Con cái do giao phối cận huyết sẽ di truyền bệnh giống nhau
Nguy cơ cả hai người đều mang gen khiếm khuyết là rất cao. Mỗi gia đình có khả năng có gen bệnh riêng và giao phối cận huyết là cơ hội để hai người mang gen khiếm khuyết truyền hai bản sao của gen khiếm khuyết cho con cái của họ. Cuối cùng, con cái của họ có thể phát triển bệnh.
3. Thiếu sự biến đổi DNA, hệ thống cơ thể suy yếu
Con cái của mối quan hệ cận huyết thống sẽ có một chuỗi DNA bất biến. Điều này có nghĩa là trẻ em được sinh ra từ mối quan hệ loạn luân có một số lượng nhỏ các loại alen MHC (Phức hợp tương thích mô chính) khiến cơ thể khó phát hiện ra nhiều loại vật chất lạ khác nhau, do đó cá thể sẽ nhanh chóng ốm hơn. Lý do là vì hệ thống miễn dịch của cơ thể không thể hoạt động tối ưu để chống lại các loại bệnh tật. Trẻ sẽ dễ nhiễm bệnh và lâu hồi phục hơn trẻ khác.