Người phụ nữ đầu tiên chinh phục Everest
Junko Tabei (1939 - 2016) dành cả đời để theo đuổi đam mê chinh phục những đỉnh cao. 22 năm sau khi hai nhà leo núi đầu tiên chinh phục chinh phục được Everest, Tabei trở thành người phụ nữ đầu tiên vượt qua thử thách chạm tới nơi cao nhất trên Trái Đất.
Năm 1970, Tabei đã trở thành người phụ nữ đầu tiên chinh phục đỉnh Everest, "nóc nhà" của thế giới. |
Junko Tabei sinh năm 1939 trong một gia đình có 7 người con ở tỉnh Fukushima. Thuở nhỏ, Tabei được xem là một đứa trẻ yếu ớt, nhưng bắt đầu leo núi từ năm 10 tuổi. Mặc dù bà thích leo nhiều đỉnh núi hơn nữa nhưng gia đình không đủ tiền cho một sở thích đắt tiền như vậy, và Tabei chỉ thực hiện một vài lần leo núi trong những năm học trung học.
Bà tốt nghiệp năm 1962 tại Đại học Nữ sinh Showa của Tokyo, chuyên ngành văn học Anh. Bà gặp chồng mình, Masanobu Tabei, khi đang leo lên một ngọn núi của Nhật Bản vào năm 1965. Họ kết hôn một năm sau và có hai đứa con, một trai một gái.
Thuở nhỏ, Tabei được xem là một đứa trẻ yếu ớt, nhưng bắt đầu leo núi từ năm 10 tuổi. Bà tốt nghiệp năm 1962 tại Đại học Nữ sinh Showa của Tokyo, chuyên ngành văn học Anh. |
Vượt lên định kiến của xã hội Nhật Bản truyền thống, Tabei thành lập Câu lạc bộ leo núi của những quý cô (LCC) đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 1969. Bà tiết lộ câu lạc bộ này được thành lập bởi thời đó nhiều người đàn ông từ chối leo núi cùng bà, không ít người cho rằng, Tabei chỉ thích leo núi để kiếm chồng.
Ở tuổi 76, Tabei đã chinh phục những đỉnh núi cao nhất của 76 quốc gia trên thế giới. |
Vào ngày 16/5/1975, người phụ nữ chưa tròn 35 tuổi, cao 1m47 này đã đặt chân lên đỉnh Everest cao 8.848m. Tabei tiếp tục những chuyến leo núi khắp thế giới trong nhiều thập niên sau, hoàn thành chinh phục 7 ngọn núi cao nhất của 7 lục địa vào năm 1992. Cả đội của bà đã suýt mất mạng trong một trận quyết lở. "Ngay khi biết mình còn sống, tôi càng quyết tâm tiếp tục", Tabei trả lời phỏng vấn năm 1996.
Tabei đã kết hôn với Masanobu Tabei, một nhà leo núi mà bà gặp khi đang leo núi ở Nhật Bản vào năm 1965. Cặp đôi có hai con: con gái Noriko và con trai Shinya. |
Năm 1975, Junko Tabei để con gái 3 tuổi ở nhà với chồng tại vùng ngoại ô Tokyo, lên đường tới Nepal chinh phục dãy Himalaya. Hành trình chuẩn bị cho chuyến đi mất hàng năm trời, cả đội phải tiết kiệm, tận dụng tất cả những gì có thể để trang bị cho chuyến đi để đời. Nỗ lực kêu gọi tài trợ, nhiều lần bà nhận được câu hỏi "tại sao cô không ở nhà chăm con".
Bà nhận bằng thạc sĩ về văn hóa xã hội từ Đại học Kyushu với nghiên cứu tác động của rác thải do những người leo Everest để lại. |
"Cuộc sống không kéo dài mãi mãi. Tôi không nghĩ mọi người nên để lại trên đời của cải hay một thứ gì. Khi chết đi, tôi muốn nhìn lại và biết rằng mình đã sống một cuộc đời thật tuyệt" - đó là câu nói của Tabei vào năm 1991. Bà nhận bằng thạc sĩ về văn hóa xã hội vào năm 2000 từ Đại học Kyushu với nghiên cứu tác động của rác thải do những người leo Everest để lại. Ở tuổi 76, Tabei đã chinh phục những đỉnh núi cao nhất của 76 quốc gia trên thế giới.
Người phụ nữ gốc Phi đi hết 195 quốc gia
Với Jessica Nabongo, hành trình chinh phục thế giới không phải để ghi tên vào sách kỷ lục, mà để truyền cảm hứng cho những người phụ nữ.
Jessica Nabongo, người phụ nữ da màu đầu tiên đến mọi quốc gia trên thế giới. |
Jessica Nabongo, 35 tuổi, sinh ra tại thành phố Detroit, tiểu bang Michigan, Mỹ. Cha mẹ là người Uganda, do vậy cô có hai hộ chiếu. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô tìm được công việc với mức lương sáu chữ số tại một công ty dược và mua được căn hộ riêng tại thành phố Detroit. Đây là "giấc mơ Mỹ" của bất cứ ai. Tuy nhiên, công việc không làm cô cảm thấy hài lòng.
Jessica Nabongo, được biết với tên The Catch Me If You Can trên instagram. |
Jessica cho biết rằng những chuyến đi của mình không phải để đặt chân đến hết các quốc gia. Mục đích của nó là góp phần thay đổi nhận thức của khách du lịch nữ, khách du lịch da màu... "Tôi sinh ra là một người da màu và tôi sẽ không để điều đó cản trở tôi đi bất cứ nơi nào tôi muốn", cô nói.
Cô là một trong những người phụ nữ da màu có tầm ảnh hưởng nhất trong ngành du lịch. |
Cô bắt đầu cho thuê căn hộ của mình để kiếm tiền và sau đó lên đường. Cô trải qua cuộc sống ở nhiều đất nước tại nhiều châu lục, làm nhiều công việc khác nhau. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2018 của CNN, Jessica nói: "Phụ nữ khám phá thế giới gặp rất nhiều khó khăn. Tôi từng bị cáo buộc là gái mại dâm và bị hành hung trên phố". Sự cố kinh khủng nhất cô phải đối mặt là bị một tài xế mình từng làm việc cùng và tin tưởng lừa đến bữa tiệc thác loạn.
Váy sáng màu và đôi môi dày - những dấu hiệu tạo nên thương hiệu Jessica Nabongo. |
Để trang trải cho những chuyến du lịch, cô thành lập công ty Jet Black chuyên tổ chức những tour du lịch tự chọn cho nhóm nhỏ đến châu Phi, kinh doanh các phụ kiện du lịch. Là một người có tầm ảnh hưởng, cô cũng làm việc với khách sạn và các thương hiệu. Một số người cung cấp những chuyến đi miễn phí để đổi lấy bài đăng trên mạng xã hội. Jessica cũng nhận quyên góp từ trang GoFundMe.
Hành trình của Jessica đang truyền cảm hứng cho nhiều du khách da đen và khiến thế giới phải nhìn nhận họ một cách công bằng hơn. |
Ngày 6/10, Jessica đăng trên trang Instagram và thông báo mình đã hoàn thành hành trình tới quốc gia cuối cùng trong danh sách, đó là Seychelles. Cô trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên đến mọi quốc gia trên thế giới.
Người phụ nữ đầu tiên chinh phục không gian
Ngày 18/6/1983, tàu con thoi Challenger (Người thách thức) đưa nữ du hành gia Sally Ride vào vũ trụ. Đây là người phụ nữ người Mỹ đầu tiên bay vào không gian.
Ngày 16/6/1963, nữ phi công Tereshkova lái Vostok 6 vào vũ trụ, hoàn thành 48g vòng quanh quỹ đạo Trái Đất trong sứ mệnh 3 ngày. |
Nhưng đúng 20 năm trước, nhà du hành vũ trụ Xô-viết Valentina Tereshkova đã làm nên kỳ tích hơn vậy. Ngày 16/6/1963, phi công Tereshkova lái Vostok 6 vào vũ trụ, hoàn thành 48g vòng quanh quỹ đạo Trái Đất trong sứ mệnh 3 ngày.
Valentina Tereshkova ngay trước khi lên tàu Vostok 6 trong năm 1963. |
Bà tập luyện nhảy dù từ rất sớm ở câu lạc bộ hàng không địa phương Aeroclub. Chuyến nhảy đầu tiên của Tereshkova thực hiện lúc bà mới 22 tuổi. Khi lần đầu tiên bay vào vũ trụ, Tereshkova mới 26 tuổi. Đây hiện vẫn là kỷ lục nữ phi hành gia trẻ nhất du hành không gian. Tereshkova trên tàu Vostok 6 có lúc cách Vostok 5 chở phi hành gia Valery Bykovsky chỉ 5km và họ liên lạc với nhau bằng sóng radio. Đây cũng là trường hợp đầu tiên các tàu vũ trụ liên lạc với nhau ngoài không gian.
Nhiều thế hệ lãnh đạo và người dân Xô-viết và nước Nga coi Tereshkova như vị anh hùng dân tộc. |
Trong lịch sử hàng không vũ trụ, Yuri Gagarin và Alexey Leonov là hai cái tên được tôn trọng nhất. Khi các nhà báo đặt câu hỏi về sức chịu đựng của nữ phi hành gia người Mỹ Sally Ride trước điều kiện khắc nghiệt ngoài không gian, bà Tereshkova lập tức bày tỏ thái độ không hài lòng vì cho đó là câu hỏi mang ý phân biệt giới tính.
Một người đàn ông tỏ lòng kính trọng đối với Valentina Tereshkova tại Star City ngày 7/6/2013. |
Tereshkova tham gia Quân đoàn Vũ trang thuộc Không lực Xô-viết và được phong tới cấp Thiếu tướng. Bà nghỉ hưu vào năm 1997. Ngày 6/3/2017 kỷ niệm 80 năm ngày sinh của “nữ anh hùng” Tereshkova. Bà là một nhà chính trị nổi bật và hiện vẫn tham gia hoạt động trong cơ quan lập pháp của Nga.
Tereshkova thổ lộ bà vẫn muốn một chuyến bay tới sao Hỏa nếu có cơ hội.
Người phụ nữ quyền lực của IMF
Từ ngày 1/10/2019, nhà kinh tế học người Bulgaria, bà Kristalina Georgieva chính thức trở thành Tổng Giám đốc mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Nhiệm kỳ kéo dài 5 năm của bà Georgieva được dự báo sẽ gặp khó khăn khi phải điều hành IMF trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động.
Bà Kristalina Georgieva, chính thức trở thành Tổng Giám đốc mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ ngày 1/10/2019, với nhiệm kỳ kéo dài 5 năm. |
Bà Kristalina Georgieva (66 tuổi) đã làm việc ở Ủy ban châu Âu (EC) từ năm 2010 và sau đó đảm nhiệm Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB) từ tháng 1/2017. Cũng trong năm 2017, bà đã được một tổ chức xếp hạng uy tín của Anh xếp ở vị trí thứ hai trong danh sách “100 người có ảnh hưởng nhất trong các tổ chức đa quốc gia”.
Bà Kristalina Georgieva phát biểu trong một cuộc họp báo tại trụ sở IMF tại Washington, DC. |
Đầu năm 2019, bà Georgieva được trao giải thưởng “Thành tựu nổi bật” của châu Âu và Huân chương của Hiệp hội Chính sách đối ngoại châu Âu, công nhận những cá nhân có đóng góp cho cộng đồng về các vấn đề quốc tế. Để nhận được đề cử vào vị trí lãnh đạo IMF, bà Georgieva đã vượt qua nhiều cái tên sáng giá như Bộ trưởng Tài chính Tây Ban Nha Nadia Calvino, cựu Bộ trưởng Tài chính Hà Lan Jeroen Dijsselbloem…
Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva, đứng trước những nhiệm vụ đầy thách thức. |
Theo The Financial Times, nhà kinh tế học người Bulgaria đã được Tổng thống Pháp E.Macron và các nhà lãnh đạo của Liên hiệp châu Âu (EU) ủng hộ, đồng thời có được “đèn xanh” từ Washington để đứng vào vị trí là ứng cử viên duy nhất cho vị trí Tổng Giám đốc IMF. Quyết định này cũng đã được Ban điều hành IMF thông qua vào ngày 26/9 vừa qua.
Bà Kristalina Georgieva được kỳ vọng sẽ củng cố vị trí của IMF trong việc giải quyết các vấn đề tài chính thế giới. |
Trong nhiệm kỳ 5 năm tới, bà Georgieva sẽ phải đối mặt những thách thức lớn bao gồm ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu, hậu quả của việc Anh rời EU (Brexit), “giải cứu” nhiều quốc gia bị khủng hoảng tài chính, trong đó có gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử IMF trị giá 57 tỷ USD cho Argentina.
Bulgaria, quê hương của bà Georgieva cũng là một nền kinh tế mới nổi ở châu Âu. Vì vậy, với kinh nghiệm từ quê nhà và tại WB, bà được kỳ vọng sẽ củng cố vị trí của IMF trong việc giải quyết các vấn đề tài chính thế giới, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển.
Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chạy marathon ở Bắc Cực
Chị Tăng Nguyệt Minh, 35 tuổi, chủ 2 cửa hàng thời trang, với cuộc sống có quá nhiều ràng buộc nhưng chị vẫn không ngừng thử thách bản thân để chinh phục những mục tiêu mới.
Chị Tăng Nguyệt Minh hiện là chủ một cửa hàng thời trang tại TP.HCM, và đã có 2 con nhỏ. |
Năm 2014, với niềm đam mê đi để thấy “trời rộng đất dày” đã thôi thúc người phụ nữ chỉ quen cuộc sống đô thị phồn hoa lên đường trekking Nepal. Từng rã rời đến bật khóc, chị Minh chia sẻ “Tôi chỉ là người phụ nữ bình thường thôi, chỉ cần cố gắng từng chút một thì mình sẽ làm được”, Minh tự hào.
Sau đó, chị Minh lại quyết định tham gia vào hành trình 42km khi chỉ còn hơn 1 tháng là đến ngày thi đấu của Vietnam Mountain Marathon 2017 tại Sapa.
Chị Tăng Nguyệt Minh thi đấu giải Dalat Ultra Trail. |
Chị cho rằng, những giới hạn mình vượt qua được bắt đầu từ những việc nho nhỏ dám thử trong cuộc sống hàng ngày như mặc một chiếc áo lạ yêu thích, cắt mái tóc mới, khám phá một nơi chưa từng đặt chân đến, hay thử nghiệm một công thức làm bánh chưa từng làm... “Hãy làm những gì mình thấy vui, vì niềm vui đó có thể truyền năng lượng tích cực cho mọi người”, Minh nói.
Tăng Nguyệt Minh là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tham gia tranh tài cuộc thi khắc nghiệt này. |
Với sự tài trợ của Bảo hiểm FWD, Tăng Nguyệt Minh là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên tham gia thử thách tại Cuộc thi Marathon Bắc Cực vào tháng 4/2019, một trong những cuộc thi chạy khắc nghiệt nhất thế giới hiện nay.
Tăng Nguyệt Minh cầm lá cờ Việt Nam khi hoàn thành Cuộc thi Marathon Bắc Cực 2018. |
"Minh rất tự hào khi là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được tham gia Cuộc thi Marathon Bắc Cực. Đây là một trong những thử thách lớn nhất từ trước đến nay, nhưng đó cũng là cơ hội để Minh thử thách bản thân, sống trọn vẹn hơn với lựa chọn của mình và đặc biệt là thực hiện được giấc mơ cắm lá cờ Việt Nam trên tuyết trắng Bắc Cực, để thế giới biết được mọi người phụ nữ Việt Nam đều có thể vượt qua giới hạn”, chị chia sẻ.