• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

[Bạn có biết] Ngày 19/11 là ngày quốc tế Nam giới

Ngày Quốc tế Nam giới là một sự kiện quốc tế được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 hàng...

Ngày Quốc tế nam giới 19/11 được bắt đầu từ năm 1999 Trinidad và Tobago và được Liên hợp quốc ủng hộ, lan rộng ra các nhóm nam giới ở Mỹ, châu Âu, châu Á, châu Phi và vùng Caribe

Mục đích của Ngày quốc tế nam giới là tập trung vào sức khoẻ của nam giới và trẻ em nam, cải thiện quan hệ giữa các giới, thúc đẩy bình đẳng giới và làm nổi bật vai trò của nam giới.

Biểu tượng Ngày Quốc tế Nam giới
Biểu tượng Ngày Quốc tế Nam giới

Đây là dịp để nam giới nêu bật sự phân biệt đối xử với họ và để kỷ niệm những thành tựu và đóng góp của mình, đặc biệt là đóng góp đối với cộng đồng, gia đình, hôn nhân và chăm sóc con cái.

Cho đến nay, ngày Quốc tế Nam giới được tổ chức tại trên 170 quốc gia, trong số đó có Trinidad và Tobago, Jamaica, Australia, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Canada, Singapore, Vương quốc Anh, Áo, Đan Mạch, Nam Phi, và Malta vào ngày 19 tháng 11 và nhận được sự ủng hộ trên toàn cầu.

Theo người sáng lập của ngày này, Ngày Quốc tế Nam giới không có nghĩa là để cạnh tranh với ngày Quốc tế Phụ nữ, mà nhằm phục vụ mục đích nêu bật và trao đổi kinh nghiệm của nam giới.

[Bạn có biết] Ngày 19/11 là ngày quốc tế Nam giới

Nhiều người thường nghĩ rằng, bất bình đẳng giới là sự thiệt thòi của phụ nữ so với đàn ông. Bởi vậy, các giải pháp cho vấn đề bình đẳng giới thường chỉ tập trung vào việc giúp đỡ phụ nữ và các bé gái, đồng thời “cải tạo” hành vi của đàn ông và các bé trai.

Tuy nhiên, tình trạng phân biệt đối xử, sự kỳ thị và thái độ của xã hội với nam giới cũng cần được chú ý. Thực tế, theo ước tính của Liên hợp quốc, nam giới tại 99% vùng lãnh thổ trên thế giới có tuổi thọ thấp hơn nhiều so với phụ nữ.

Trung bình, 4/5 số nạn nhân tử vong do bạo lực là nam giới và phái mạnh cũng chiếm 2/3 số ca tự tử. “Bởi vì nhiều đàn ông được xem là có vai trò trụ cột trong nhiều nền văn hóa khác nhau nên những vấn đề khó khăn của họ thường bị phớt lờ đi. Trong xã hội tiến bộ, bình đẳng giới ngày nay, đã đến lúc phải suy xét lại và tái định nghĩa về vai trò và những đóng góp của đàn ông cho gia đình và xã hội”, ông Anil Kumar, nhà sáng lập Tổ chức bảo vệ quyền đàn ông ở Ấn Độ, cho biết.

LA (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật