Chỉ số bụi mịn PM2.5 đo được ngày 1/10 là 203.9 µg/m³, cao gấp 8 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và 20 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ông Nguyễn Văn Tài - tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - môi trường) khuyến cáo: người dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh hô hấp nên hạn chế ra bên ngoài, tham gia giao thông và các hoạt động ngoài trời, nếu có nhu cầu ra ngoài cần trang bị khẩu trang, đeo kính che mắt.
Bụi siêu mịn trong không khí ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Bụi siêu mịn không thể thấy bằng mắt thường, nó nhỏ đến mức chỉ bằng 1/50 đường kính của 1 sợi tóc. Các loại bụi này hầu hết sinh ra từ khí thải giao thông (xe buýt, xe máy, xe hơi). Trong đó, sinh bụi nhiều nhất là từ xe chạy bằng dầu, ở công trình xây dựng, các nhà máy điện, từ đốt gỗ hoặc đốt rác, ở các nhà máy công nghiệp… Giới chuyên gia nhận định, khi con người tiếp xúc lâu dài với loại bụi siêu mịn được hình thành từ các chất như cacbon, sunphua, nitơ... này có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tác hại của bụi mịn và bụi siêu mịn tới sức khỏe |
Như chúng ta đều biết, quá trình hô hấp là đưa oxi vào phổi. Tại phổi, oxi tiếp xúc với máu. Trong máu có chất hemoglobin, chất này kết hợp với oxi, mang oxi đến các tế bào. Tuy nhiên, quá trình kết hợp này sẽ bị bụi PM 2.5 kết hợp với CO hay SO2, NO2 ngăn cản khiến cho tế bào thiếu oxi – là căn nguyên gây ra kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở, viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim.
Ngoài ra, bụi siêu mịn PM 2.5 còn ảnh hưởng đến cấu trúc của ADN do lượng oxi bị cản trở làm hủy hoại tế bào. Các kim loại chuyển tiếp trong thành phần bụi như Cr, Cd, Ni, As và chất aldehyde cũng gây cản trở cơ chế sửa lỗi của DNA gây nên bệnh ung thư phổi.
Trẻ em chịu tác động gấp đôi từ bụi siêu mịn!
Các loại bụi, đặc biệt là bụi siêu mịn PM 2.5 tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Cùng một nồng độ khí ô nhiễm hít phải, lượng chất trực tiếp đi vào cơ thể trẻ em có thể cao gấp 2 lần người lớn do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.
Ô nhiễm không khí, trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cao |
Trẻ em càng sống gần mặt đường, gần các công trình xây dựng hay nhà máy công nghiệp, nguy cơ mắc phải các bệnh hô hấp càng cao, từ 19-25% so với bình thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ khó phát triển chiều cao toàn diện nếu liên tục sống trong môi trường ô nhiễm không khí.
Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng, yếu tố môi trường không khí cũng tác động rất lớn đến chiều cao của trẻ. Thường những trẻ em sống gần các khu vực nói trên rất còi cọc và chiều cao hạn chế.
Trẻ em tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 trong thời gian ngắn có nguy cơ rối loạn lo âu, trầm cảm.
Nhóm nghiên cứu Đại học Cincinnati và Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi Cincinnati theo dõi nồng độ bụi mịn PM2.5 ở khu vực những bệnh nhi sinh sống. Kết quả, số bệnh nhi đến khám tâm thần tăng mỗi khi nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí cao. Những bệnh nhi khám cùng ngày nồng độ không khí tăng mắc các bệnh tâm thần phân liệt. Bệnh nhi khám sau hai, ba ngày có biểu hiện rối loạn lo âu và ý nghĩ tự tử.
Nghiên cứu cũng cho thấy sức khỏe tâm thần của trẻ sống trong khu vực khó khăn, chất lượng đời sống thấp dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí hơn những đứa trẻ khác.
Trẻ hít không khí ô nhiễm có nguy cơ tử vong cao hơn
Tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh đặc biệt cao ở những bé bị tiếp xúc với một số chất ô nhiễm như sulphur dioxide (SO2)
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của gần 8 triệu ca sinh con còn sống tại Anh và Xứ Wales trong hơn 10 năm. Theo đó, 3 loại chất gây ô nhiễm làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh là nitơ điôxit (NO2) làm tăng tỉ lệ trẻ chết 7%, bụi mịn PM10 tăng 4% và SO2 tăng 19%. Trong đó chỉ SO2 liên quan tới các trường hợp trẻ sơ sinh chết trong 28 ngày đầu tiên. Nghiên cứu này sẽ được trình bày tại hội nghị quốc tế của Hiệp hội hô hấp châu Âu ở Madrid (Tây Ban Nha).
Để giảm thiểu những tác hại của bụi siêu mịn lên sức khỏe trẻ, cần chú ý:
– Tránh cho trẻ em ra ngoài trong giờ cao điểm giao thông, tuyệt đối hạn chế trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
– Với trẻ sống gần khu công nghiệp, quốc lộ, tỉnh lộ, công trình xây dựng, cha mẹ nên thường xuyên cho trẻ đi chơi biển, tiếp xúc với cây xanh, môi trường thiên nhiên để cân bằng cơ thể.
– Có chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì lớp niêm mạc đường hô hấp và đường tiêu hóa, chống tổn thương tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Các loại đồ ăn được khuyến cáo là rau xanh, trái cây giàu vitamin A, vitamin C và beta-caroten (bơ, khoai lang, cà rốt, đu đủ, súp lơ xanh, gan động vật, cá, trứng, sữa…