• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyên gia từ Đại học MIT: “Đây là những gì sẽ xảy ra trong não khi bạn bất ngờ nhận được một khoản tiền”

Não bộ sẽ “phản ứng” ra sao nếu bạn tự nhiên trúng số hoặc được cho một khoản tiền?

Thử tưởng tượng thế này: Một buổi sáng tỉnh dậy, bạn tự nhiên được bố mẹ sang tên cho mảnh đất trị giá tiền tỷ, hoặc thấy khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán của mình không chỉ "về bờ" mà còn lãi đậm, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

Vui hoặc sung sướng là những tính từ mà phần lớn mọi người sẽ dùng để miêu tả cảm giác của mình trong hoàn cảnh ấy. Nhưng từ góc độ khoa học thần kinh, câu chuyện lại không đơn giản như vậy.

Tara Swart - Chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học thần kinh tại Đại học MIT (Mỹ) đã chỉ ra chuỗi phản ứng kỳ thú của não bộ khi "khổ chủ" bất ngờ trở nên giàu có hơn so với tình hình tài chính hiện tại.

Tara Swart
Tara Swart

"Trạng thái bất ngờ trở nên giàu có này có thể đến từ việc một người được nhận tài sản thừa kế, trúng số, khoản đầu tư sinh lời hoặc cũng có thể là việc được thăng chức với mức lương gấp 3-4 lần" - Tara đưa ra một vài ví dụ về cách một người có thể bất ngờ trở nên giàu có, trước khi chỉ ra quy trình phản ứng của não bộ.

1 - "Cơn lũ dopamine" khiến bạn có cảm giác vui điên lên

Sung sướng là điều chắc chắn sẽ xảy ra khi một người bất ngờ trở nên giàu có. Cảm giác này đến từ việc hoạt chất dopamine tăng vọt trong não bộ.

"Tất cả những sự kiện bất ngờ có tính tích cực đều thúc đẩy não bộ sản sinh một lượng dopamine cao gấp 3-5 lần lượng dopamine tự nhiên" - Tara khẳng định. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng cho biết cảm giác sung sướng sẽ dần biến mất vì lượng dopamine sẽ nhanh chóng quay trở về mức độ bình thường nếu các kích thích (ở đây chính là sự giàu có bất ngờ) không diễn ra liên tục, đều đặn.

2 - Những cung bậc "tội lỗi"

Ngay sau khi cảm giác sung sướng tan biến, cảm giác băn khoăn, tội lỗi sẽ bắt đầu xuất hiện trong bạn. Tara chỉ ra tiến trình cảm giác tội lỗi choán lấy tâm trí qua 5 giai đoạn dưới đây:

1. Hoài nghi: Bạn sẽ bị đắm chìm trong những lời tự vấn như liệu mình có xứng đáng với khoản thừa kế này; liệu mình có đủ bản lĩnh để đương đầu, đối mặt với những thách thức ở vị trí mới được thăng cấp,... Thậm chí bạn còn có thể rơi vào trạng thái bất an, lo lắng tột độ vì nghĩ rằng một vấn may đột nhiên "ập vào đời" là điềm báo của những vận xui sắp kéo tới.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Thương lượng: Khi cảm giác hoài nghi đã lắng xuống, bạn sẽ bắt đầu biết tự trấn an chính mình. Tara gọi đây là quá trình một người tự thương lượng để tìm ra cách thỏa hiệp với những nỗi lo vô căn cứ khi bản thân đột nhiên trở nên giàu có.

3. Tức giận: Cảm giác bực bội, thậm chí là bế tắc có thể sẽ phát trinh trong hoặc sau quá trình mỗi người tự thương lượng với bản thân.

4. Trầm cảm: Nếu không thể loại bỏ cảm giác tức giận ở chặng cảm xúc trước, bạn có khả năng sẽ rơi vào trầm cảm vì tự tao cho mình những áp lực quá lớn. Bạn mệt mỏi và bế tắc nghĩ về những trách nhiệm cần đảm đương sau khi đột nhiên trở nên giàu có. Lúc này, thậm chí bạn còn có thể cảm thấy "giá như mình cứ nghèo như cũ thì tốt biết bao".

5. Chấp nhận: Khi thực sự sống trong trạng thái tài chính mới, bạn sẽ dần nhận ra hiện thực cũng không tệ như những gì mình tưởng tượng. Trải nghiệm thực tế khiến bạn hiểu ra rằng mọi thứ xảy ra đều có hai mặt. Ví dụ như bạn được thăng chức, tăng lương, bạn kiếm được nhiều tiền hơn mỗi tháng nhưng áp lực công việc cũng sẽ nặng nề hơn. Lúc này, bạn sẽ bắt đầu tìm cách thích nghi, đồng nghĩa với việc chấp nhận hiện thực thay vì cố gắng phủ nhận nó.

3 - Bắt đầu thay đổi quan điểm, góc nhìn trong cuộc sống

Khi tình trạng tài chính của bạn thay đổi, động lực làm việc và cách bạn nhìn nhận, đánh giá các vấn đề trong cuộc sống cũng sẽ thay đổi. Sự thay đổi này một phần đến từ sự thật mọi người xung quanh có thể cũng đối xử, nhìn nhận bạn theo cách khác đi khi tình trạng tài chính của bạn có sự thay đổi.

Đánh giá của bộ não về cách bạn được xã hội nhìn nhận có thể kích hoạt hệ thống phòng vệ và có khả năng gây ra cảm giác bị cô lập hoặc mất lòng tin.

Tuy nhiên, Tara khẳng định hệ thần kinh của chúng ta có "sự dẻo dai" vô cùng.

"Bộ não có khả năng thay đổi tùy theo những sự kiện diễn ra trong cuộc sống. Nó có thể tăng sinh những hoạt chất gây lo lắng, cũng có thể cải thiện quá trình sản sinh các hormone hạnh phúc. Vì vậy, mặc dù những tương tác này có thể khiến bạn cảm thấy bất an, nhưng bạn cũng có tất cả các công cụ cần thiết để tạo ra các ranh giới nhằm bảo vệ bạn trong trạng thái tài chính mới này" - Tara khẳng định.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sau đó, vị chuyên gia khuyên rằng trong trường hợp bạn đột nhiên trở nên giàu có, hãy bắt đầu chia sẻ sự thật này với một nhóm nhỏ những người mà bạn vô cùng tin tưởng và thường xuyên viết nhật ký về các khoản chi dù là nhỏ nhất.

"Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bạn nhanh chóng thích nghi với trạng thái tài chính mới mà không phá hủy nó. Nhiều người giàu nhanh nhưng nghèo cũng rất nhanh chỉ bởi họ không thể tìm ra cách lành mạnh để làm quen với trạng thái tài chính mới của mình" - Tara khẳng định.

Theo CNBC

Ngọc Linh

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật