Cuối tuần vừa rồi, bộ phim “bom tấn” Oppenheimer chính thức đổ bộ các hệ thống rạp tại Việt Nam. Tác phẩm mới nhất của Christopher Nolan đưa ra góc nhìn điện ảnh về Julius Robert Oppenheimer - nhà vật lý lý thuyết đã dẫn dắt Dự án Manhattan, phát triển thành công quả bom nguyên tử đầu tiên.
Ông Oppenheimer còn nổi tiếng dưới danh nghĩa một nhà lãnh đạo có sức thuyết phục và một học giả tự tin trên diễn đàn; dường như nhà khoa học lỗi lạc này mang trong mình đầy đủ phẩm chất để trở thành người đương thời.
Và để tìm hiểu thêm về Oppenheimer dưới danh nghĩa một nhà khoa học, tạp chí Science đã ngồi lại trò chuyện với David C. Cassidy, một nhà vật lý học và nhà sử học danh dự công tác tại Đại học Hofstra. Từng đặt bút viết nên cuốn sách J. Robert Oppenheimer và Thế kỷ của người Mỹ, ông Cassidy đã có cho mình đủ hiểu biết để trả lời các câu hỏi của phóng viên Science về nhà vật lý học Oppenheimer.
Bài viết dưới đây đã được điều chỉnh lại cho trôi chảy.
J. Robert Oppenheimer. |
Hỏi: Cái tên Oppenheimer xuất hiện trong những ứng dụng ban đầu của cơ học lượng tử và học thuyết về lỗ đen. Dưới danh nghĩa một nhà vật lý học, ông ấy giỏi cỡ nào?
Đáp: Chà, ông ấy không phải Einstein. Và tầm cỡ của ông cũng không sánh được với Heisenberg, Pauli, Schrödinger hay Dirac, vốn là những người đi tiên phong trong cuộc cách mạng lượng tử của thập niên 20.
Một trong những lý do nằm ở năm sinh của ông. Ông sinh năm 1904, trẻ hơn 3 tuổi so với Heisenberg và 4 tuổi so với Pauli. Chỉ vài năm đó thôi đã đủ để đẩy ông vào làn sóng thứ hai của cuộc cách mạng lượng tử, đằng sau làn sóng khám phá đầu tiên.
Hỏi: Oppenheimer nổi tiếng với ước lượng Born-Oppenheimer, giúp mở rộng cơ học lượng tử từ nguyên tử tới phân tử phải không?
Đáp: Đó là một trong những báo cáo được trích dẫn nhiều nhất của ông. Oppenheimer viết nó năm 1927 khi còn ở Göttingen [Đức, khi ông đang nghiên cứu tiến sĩ cùng Max Born]. Cùng năm đó, Heisenberg công bố nguyên tắc bất định. Rồi Bohr và Heisenberg cùng công bố “biểu đạt Copenhagen” [là loạt nhận định lý giải cơ học lượng tử của Niels Bohr, Werner Heisenberg, Max Born, và nhiều người khác].
Ở đây, có thể thấy Oppenheimer nỗ lực ứng dụng cơ học lượng tử, nó là một nghiên cứu xuất sắc bởi lẽ nó đã giúp học thuyết xáo trộn lượng tử phát triển.
Einstein và Oppenheimer. |
Hỏi: Một số người thời đó nhận định Oppenheimer không có chuyên môn. Vậy nếu nói về kỹ năng thuần túy, thì Oppenheimer giỏi thế nào?
Đáp: Ông ấy có kỹ năng và có cả sự lỗi lạc. Tuy nhiên ông không toàn tâm toàn ý. Ông không hiến dân cho vật lý theo cách những nhà vật lý vĩ đại khác đã làm. Vật lý chỉ là một trong nhiều niềm đam mê của ông. Vào thời điểm ông nghiên cứu vật lý, Oppenheimer còn đọc nhiều văn chương và nghiên cứu ngôn ngữ nữa.
Chưa hết, đa số các nhà nghiên cứu tại Mỹ tiếp cận vật lý dựa trên kinh nghiệm [còn ở Châu Âu, các nhà vật lý lý thuyết thường theo đuổi các khái niệm mới]. Vậy nên, công việc của một lý thuyết gia sẽ là giúp các thực nghiệm gia hiểu dữ liệu. Và khi vật lý và thí nghiệm thay đổi, mối quan tâm của Oppenheimer cũng thay đổi theo.
Một trong số những cống hiến lớn của ông [...] là dự án lỗ đen vũ trụ. Hoàn cảnh đó cũng éo le cơ. Năm 1939, ông và một sinh viên khác, Hartland Snyder, xuất bản nghiên cứu dự đoán về việc [một ngôi sao bị sập dưới chính lực hấp dẫn của nó có thể tạo thành] lỗ đen, nhưng nghiên cứu bị làm ngơ. Họ không thể theo đuổi dự đoán này khi cuộc chiến nổ ra.
Rất nhiều người bỏ qua nghiên cứu này bởi thoạt nhìn nó bất khả thi - làm sao mà một vật thể có thể sập xuống thành một điểm đặc tới vô tận được? Phải đến thập niên 60, nhà vật lý học John Wheeler mới lật lại vấn đề, và phải đến thập niên 90 ta mới có bằng chứng thực nghiệm đầu tiên về lỗ đen. Tôi nghĩ nếu ông còn sống, Oppenheimer đã có thể giành được giải Nobel nếu lúc ấy ông còn sống.
Oppenheimer và Groves tại Trinity, khu thử nghiệm bom nguyên tử. |
Hỏi: Nhờ đâu mà lý thuyết gia Oppenheimer được điều hành Dự án Manhattan, một thử nghiệm thực tế khổng lồ?
Đáp: Sự thực còn tệ hơn bạn tưởng. Oppenheimer không có kinh nghiệm lãnh đạo. Ông còn không có cả giải Nobel, không giống nhiều người làm việc dưới trướng ông. Và tệ hơn cả, lịch sử hoạt động chính trị của ông còn chứa nhiều nghi vấn.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Leslie R. Groves chỉ định đích danh Oppenheimer làm lãnh đạo. Lý do đầu tiên, là vì hiểu biết của Oppenheimer về vật lý và khả năng giải thích các khái niệm cho Groves hiểu. Bên cạnh đó, Oppenheimer rất được các nhà vật lý học khác tôn trọng.
Nhưng lý do chính là đây, Groves hiểu rõ Oppenheimer ở thế yếu vì lịch sử hoạt động chính trị của mình. Groves giấu đi rất nhiều báo cáo liên quan đến lịch sử của Oppenheimer để quyết định “tôi muốn người đàn ông này cho dự án”. Thế là, Oppenheimer hiểu rõ mình có mặt tại [Dự án Manhattan] là nhờ Thiếu tướng Groves che chở.
Hỏi: Ông Ernest Lawrence, cha đẻ của máy gia tốc hạt cyclotron, là một thực nghiệm gia và không hoạt động chính trị. Nhưng Groves không chọn Lawrence, vì sao vậy?
Đáp: Để trở thành người dẫn dắt Dự án Manhattan [nếu không phải được chỉ định trước], thì một người phải hiểu rõ học thuyết về cách hoạt động của quả bom, từ trong ra ngoài. Một ấn tượng khác mà Lawrence tạo ra cho người đương thời là ông rất chính trực.
Còn [Dự án Manhattan] là dự án quân sự, và Groves muốn những người dưới trướng mình sẵn sàng trở thành một phần của bộ máy. Tôi đồ rằng, Groves cảm thấy Lawrence không phải một người [sẵn sàng tuân lệnh].
Hỏi: Có phải Oppenheimer đã có những cống hiến cụ thể cho thiết kế quả bom không?
Đáp: Cống hiến rất quan trọng là đằng khác. Năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt yêu cầu một dự án thử nghiệm nghiên cứu bom. Ông Arthur Compton chọn Oppenheimer làm người lãnh đạo nhóm nghiên cứu để vạch ra chi tiết của dự án - về những gì họ cần, và thực hiện như thế nào.
Nhóm đệ trình kết quả lên Compton, và Dự án Manhattan hình thành. Khi các nhà khoa học tới phòng thí nghiệm [ở Los Alamos, New Mexico], họ nghe Robert Serber - trợ lý thân cận của Oppenheimer - giảng giải về dự án và cách quả bom vận hành dựa trên những nghiên cứu đã có. Vậy nên, chính Oppenheimer và nhóm của ông đã gây dựng toàn bộ lý thuyết cho dự án.
Hỏi: Vậy theo cách nói hiện đại, thì Oppenheimer đã thiết kế nên những khái niệm cơ bản (conceptual design) cho toàn bộ dự án.
Đáp: Nhóm viết học thuyết đó cũng tiếp tục nghiên cứu cả bom hợp hạch, tìm hiểu những lĩnh vực mà sau này trở thành tiền đề cho bom hydro. Những khía cạnh này đã phải nhường chỗ [cho bom nguyên tử] cho đến khi cuộc chiến kết thúc.
Hỏi: Oppenheimer mất đặc quyền an ninh khi chống đối việc phát triển bom hydro. Ông thường được nhớ đến như một vĩ nhân có số phận nghiệt ngã, quá ngây ngô để bảo vệ bản thân trước áp lực chính trị. Ông có nghĩ Oppenheimer là một hình tượng nghiệt ngã hay ngây thơ không?
Đáp: Tôi không nghĩ rằng ông ngây thơ đâu, bởi lẽ ông biết rõ mình dễ bị có điểm yếu [về mặt chính trị] mà. Và ông biết rõ những gì sẽ xảy ra với mình nếu phản đối việc phát triển bom hydro. Tất nhiên, ông thất vọng lắm.
Nhưng cũng giống nhiều học giả khác đã chỉ ra, cuộc đời ông chưa nghiệt ngã như một số nạn nhân của Chủ nghĩa McCarthy [thuật ngữ nói về việc cáo buộc một ai đó tội phản quốc mà không cần bằng chứng], đơn cử như chính anh trai và chị dâu của Oppenheimer.
Oppenheimer không bị tước mất công việc. Ông không bị vào sổ đen. Ông không bị trục xuất. Như lời [nhà vật lý học và sử học] Abraham Pais nói, “Những gì ông đánh mất là cảm giác có quyền lực, chính là những thứ ông thèm khát”. Ông không còn là tay trong, tuy nhiên ông vẫn là hình tượng văn hóa được mến mộ và là phát ngôn viên của nền khoa học Hoa Kỳ.