Nghiên cứu cho thấy, có nhiều lý do dẫn đến trầm cảm và bất hạnh, chẳng hạn như sự mất cân bằng hóa học, một sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, tổn thương di truyền hoặc các loại thuốc chúng ta đang dùng. Chúng ta không thể kiểm soát một số nguyên nhân này nếu không có sự trợ giúp của bác sĩ, nhưng chúng ta chắc chắn có thể kiểm soát mức độ căng thẳng trong cuộc sống của mình, bằng việc học cách từ bỏ.
1. Tự đánh giá và phán xét người khác
Quá phán xét bản thân là con đường trực tiếp dẫn đến bất hạnh. Tiến sĩ Roland Alexander, Giám đốc Viện Đào tạo OpenMind, cho rằng sự tự đánh giá tiêu cực ngăn cản chúng ta phát huy hết tiềm năng của mình và nó có sức tàn phá rất lớn. Vì vậy, bạn không nên tập trung vào điểm yếu mà nên tập trung vào việc phát triển điểm mạnh của bạn.
Thoạt đầu, có vẻ như không có mối liên hệ nào giữa việc đánh giá người khác và hạnh phúc. Nhưng thực tế, chúng có một mối liên hệ trực tiếp, vì phán đoán là sự phản ánh thế giới nội tâm của bạn. Bằng cách chỉ trích người khác, bạn tạo ra những tiêu cực không cần thiết trong cuộc sống của mình. Bạn hoàn toàn không đồng ý với điều gì đó hoặc ai đó, nhưng bạn nên nhớ rằng những người này không cần phải nhận được sự đồng ý của bạn để sống cuộc sống của họ.
2. Cảm thấy tội lỗi và hối tiếc quá khứ
Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm, đó chỉ là cách sống. Nhưng đừng để những sai lầm này cứ luẩn quẩn trong đầu và ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Điều duy nhất bạn có thể làm là học hỏi từ những sai lầm này và trở thành một người tốt hơn.
Nếu bạn cho rằng bạn đã làm việc có lỗi với ai đó, hãy xin lỗi và tiếp tục cuộc sống của bạn. Đừng để những mặc cảm và hối hận về quá khứ phá hủy hạnh phúc của bạn.
3. Sợ hãi những điều chưa biết
Lo lắng về một cái gì đó bạn không quen thuộc là tốt. Nhưng bạn nên nhớ rằng, những điều tốt đẹp sẽ xảy ra khi bạn thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Nếu bạn đã muốn thử thứ gì đó từ lâu nhưng lại sợ - hãy cứ tiếp tục và thử.
4. Nghĩ rằng thế giới chỉ có hai màu đen và trắng
Suy nghĩ theo hướng cực đoan cũng là điều ngăn cản bạn hạnh phúc. Tất cả chúng ta đều có những suy nghĩ của riêng mình, chẳng ai giống ai. Và không ai đúng sai tuyệt đối. Bạn cần phải học cách chấp nhận điều này và cố gắng tìm kiếm điều tích cực ngay cả khi dường như thế giới đang sụp đổ.
5. Ghen tị
Ghen tị với thành công hoặc hạnh phúc của ai đó thường khiến bạn không vui. Đừng so sánh bạn với bất kỳ ai, bởi vì cuộc sống, xuất thân và môi trường của chúng ta không giống nhau. Người duy nhất bạn nên so sánh là bạn của quá khứ, để học cách phát triển bản thân hơn nữa. Hãy nhớ rằng, đôi khi mọi thứ không như bạn nghĩ. Một người trông có vẻ hoàn hảo và hạnh phúc nhưng thực tế thì chưa chắc như vậy.
Cố gắng mang lại hạnh phúc cho người khác và ăn mừng thành công của họ. Tìm cảm hứng trong những câu chuyện của người khác và học hỏi từ họ.
6. Kiểm soát
Mong muốn kiểm soát mọi thứ dẫn đến mức độ căng thẳng gia tăng. Cuộc sống có nhiều điều chúng ta không lường trước được nên không thể kiểm soát mọi thứ. Vì vậy, bạn nên giao một số trách nhiệm của bạn cho người khác và cố gắng thư giãn.
Mặt khác, việc trở thành một kẻ thích kiểm soát có thể phá hủy các mối quan hệ và tình bạn. Có một số kỹ thuật có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này như đánh lạc hướng bản thân, xoa dịu nỗi lo lắng, quản lý cảm xúc và đi trị liệu.
Luôn chứng mình bạn đúng với mọi người cũng thể hiện việc bạn cố gắng kiểm soát mọi thứ. Điều gì có vẻ đúng với bạn, có thể sai với người khác. Bỏ suy nghĩ rằng bạn phải chứng minh bất cứ điều gì cho người khác. Chỉ cần chấp nhận rằng tất cả chúng ta đều có những điểm khác biệt và mọi người có quyền không đồng ý với bạn.
7. Phương tiện truyền thông xã hội
Hội chứng mạng xã hội là căn bệnh của thế kỷ 21. Chúng ta thức dậy và thứ đầu tiên chúng ta cầm lấy là một chiếc điện thoại thông minh. Chúng ta liên tục suy nghĩ về lượt thích, lượt retweet, tin tức thịnh hành, bình luận, ảnh... Điều này có xu hướng khiến tâm trí của chúng ta quá tải và khiến chúng ta mất tập trung khỏi những gì thực sự quan trọng.
Để ngăn chặn sự lo lắng trên mạng xã hội và cảm thấy hạnh phúc trong khoảnh khắc hiện tại, bạn nên nhớ một số quy tắc. Thỉnh thoảng hãy tắt thông báo và giới hạn lượng thời gian bạn dành cho mạng xã hội. Tìm cho mình một sở thích ngoại tuyến và dành nhiều thời gian hơn cho bạn bè và gia đình của bạn.
8. Sự hoàn hảo
Luôn nỗ lực cải thiện bản thân là một phẩm chất cá nhân tuyệt vời, nhưng bạn không nên căng thẳng về việc đạt được sự hoàn hảo. Không có bạn đời nào là hoàn hảo, cơ thể hoàn hảo, công việc hoàn hảo, hay cuộc sống hoàn hảo. Hãy mơ lớn và làm việc chăm chỉ cho nó, nhưng đừng bị ám ảnh bởi ý tưởng về một cuộc sống hoàn hảo.
Đôi khi mạng xã hội cũng làm cho "hội chứng hoàn hảo" trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên nhớ rằng, cuộc sống dường như hoàn hảo của những người trên mạng xã hội chỉ là những phần họ muốn chia sẻ. Thực tế thì ai cũng có lúc thăng lúc trầm.
9. Sống theo kỳ vọng để được xã hội chấp thuận
Bạn không cần phải hoàn hảo, bạn cũng không cần phải đáp ứng kỳ vọng của người khác. Hãy sống theo cách bạn nghĩ là phù hợp với bạn. Bạn có thể lắng nghe những gì cha mẹ hoặc bạn bè nói, nhưng bạn nên tự quyết định cuộc đời mình.
10. Quan hệ độc hại
Đôi khi thật khó để chấp nhận việc phải buông bỏ những mối quan hệ nhất định. Những người xung quanh bạn nên mang lại niềm vui và hạnh phúc cho cuộc sống của bạn. Nếu ai đó thường xuyên khiến bạn cảm thấy tồi tệ về bản thân hoặc đối xử với bạn sai cách, đó là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ này là độc hại. Cố gắng hạn chế giao tiếp với những người này và tập trung vào những người thực sự đánh giá cao bạn.
Phần thưởng: Chấp nhận rằng bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm về cuộc sống của bạn
Bạn là người duy nhất có toàn bộ trách nhiệm đối với cuộc đời mình. Mọi người có thể ảnh hưởng đến nó, nhưng vào cuối ngày, chính bạn là người đưa ra quyết định. Đừng cố đổ lỗi cho người khác. Hãy thông minh và là phiên bản tốt nhất của bạn.