Bạn cần phải cố gắng hết sức để học hỏi và thu thập tất cả những kiến thức, thông tin để có thể chăm sóc em bé luôn được an toàn và khỏe mạnh.
Dưới đây là những lời khuyên hữu ích nhất cho các bậc phụ huynh trong những đêm không thể ngủ vì con bắt đầu quấy khóc.
1. Để em bé quyết định ăn bao nhiêu và nhanh như thế nào?
Khi trẻ bắt đầu chuyển sang ăn dạng thức ăn đặc, tốt hơn hết bạn nên để cho trẻ tự quyết định số lượng thức ăn.
Để đạt được điều đó thì bạn có thể cho em bé ngồi ăn cùng gia đình cũng như được ăn chung thức ăn mà cả gia đình đang ăn. Ngoài ra, bạn nên khuyến khích em bé tự tập ăn ngay từ đầu.
2. Hãy ở chung phòng với con trong năm đầu tiên, nhưng không nên chung giường
Để giữ an toàn cho bé hết sức có thể, tốt nhất bạn nên đặt bé vào nôi riêng. Bằng cách đó, bạn có thể tránh rủi ro cho bé về bất kỳ sự va chạm nào.
Ngoài ra, tốt hơn hết bạn không nên sử dụng chăn mền hoặc gối có kích thước lớn trong nôi của trẻ nhằm giúp trẻ có không gian thở thoải mái trong khi ngủ.
3. Mỗi đêm, hãy xoay đầu trẻ khi đưa trẻ đi ngủ
Khi con bạn đã quen với việc ngủ trong nôi, các chuyên gia khuyến nghị nên thay đỗi vị trí ngủ của bé. Mỗi đêm bạn nên cố gắng xen kẽ xoay vị trí đầu của trẻ.
Đầu tiên sẽ sang phải, sau đó sang trái, và lập lại như vậy. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được hội chứng đầu phẳng khi để đầu ở 1 vị trí quá lâu.
4. Chơi các trò chơi với con, chẳng hạn như “trốn tìm”
Bạn hãy chỉ đến một vật mà con có thể nhận ra nhanh nhất và cố gắng giấu nó đi sau đó xem con có tò mò về nơi mà vật bị giấu đi hay không.
Hãy hỏi con xem vật đó đã đi đâu và biến thành trò chơi “ trốn tìm”. Xem liệu con bạn có thích thú và sẵn sàng tìm vật đó.
5. Chỉ nên tắm cho bé 1 hoặc 2 lần mỗi tuần
Chỉ nên tắm cho trẻ ở những chỗ trẻ bị bẩn và chỉ tắm đúng 2 lần một tuần vì tắm quá thường xuyên có thể làm khô da của trẻ hoặc gây ra tình trạng kích ứng, phát ban hoặc ngứa da.
6. Hãy dành thời gian cho bé hướng ra ngoài một cách an toàn qua cửa sổ
Khi được 3 tháng, sự phát triển của bé là vô cùng quan trọng. Đây là lúc tư duy của trẻ về thế giới và những điều xung quanh của trẻ bắt đầu phát triển.
Đó là lý do tại sao bạn nên giúp trẻ có cái nhìn mới về thế giới bằng cách hướng chúng ra ngoài một cách an toàn qua cửa sổ mỗi ngày.
7. Nên chú ý phản ứng của bé với những tiếng ồn lớn và bất ngờ
Khi có một tiếng động lớn xảy ra gần em bé, hoặc nếu bạn làm rơi một chiếc đĩa trên sàn nhà và khiến bạn giật mình, hãy nhìn vào em bé của bạn.
Nếu chúng cũng giật mình hoặc nhảy cẫng lên, đó là một dấu hiệu tốt để biết rằng thính giác của con bạn đang khỏe mạnh. Nếu chúng không có biểu hiện gì, hãy đến với bác sĩ nhi khoa để kiểm tra cho con.
8. Làm sạch nướu và răng của trẻ khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu mọc răng
Khi con bạn đã được 5 đến 9 tháng tuổi, những chiếc răng đầu tiên của con bắt đầu mọc, đó là dấu hiệu đầu tiên để bạn có thể bắt đầu vệ sinh răng cho con.
Khi làm điều này, bạn chỉ nên xoa nhẹ vào nướu của chúng. Khi bạn nhận ra rằng con có thể chịu đựng được bàn chải đánh răng, hãy từ từ đưa vào để tạo thói quen của con.
Tránh sử dụng kem đánh răng cho đến khi trẻ được khoảng 18 tháng.
9. Cho trẻ không gian để giúp cơn giận qua đi
Đôi khi con bạn có thể thức dậy với tâm trạng cáu kỉnh nhưng bạn không thể làm cơn giận của trẻ biến mất bằng mọi cách.
Nếu bạn không thể tìm cách làm cho cơn giận của con biến mất, chỉ cần tôn trọng tâm trạng của con và giành thời gian để nó tự qua đi.
Chỉ cần cho con một chút không gian và lưu ý để con có thể cảm thấy an toàn khi ở bên cạnh bạn.
10. Khi tắm, hãy đặt hai chân của bé vào bồn trước
Khi tắm cho con, có một số điều quan trọng mà bạn cần lưu ý. Đầu tiên không bao giờ để con ở một mình trong nước.
Và thứ hai, khi cho con xuống nước, hãy đặt chân con vào trước để con có thể thích nghi với nhiệt độ của nước. Từ từ đưa con nhẹ nhàng vào bồn.
Sau đó hãy giúp con ngồi xuống và cho con nằm xuống bề mặt không trơn trượt của bồn tắm.
(Nguồn: Bright side)