Bright Side đã xem xét một số nghiên cứu và phân tích những ưu và nhược điểm chính của việc sinh con khi bạn ở độ tuổi 20 và 30, để bạn có thể quyết định thời điểm thích hợp nhất để làm mẹ.
Ưu điểm của việc sinh con ở độ tuổi 20
1. Bạn dễ thụ thai nhất, do đó có cơ hội mang thai tốt hơn
Ở độ tuổi 25, tỷ lệ thụ thai sau 3 tháng cố gắng cao hơn (khoảng 20%) so với khi bạn 35 tuổi (giảm xuống khoảng 12%). Phụ nữ được sinh ra với khoảng 1 triệu quả trứng. Khả năng sinh sản bắt đầu giảm từ từ vào khoảng tuổi 32 và sự suy giảm này diễn ra nhanh hơn sau 35. Ở tuổi 37, ước tính bạn còn khoảng 25.000 quả trứng.
2. Giảm nguy cơ sẩy thai và các rủi ro mang thai khác
Không giống như phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, những bà mẹ trẻ ít có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao khi họ mang thai. Nếu không có những vấn đề này, và nhờ chất lượng trứng cao hơn khi bạn ở độ tuổi 20, bạn sẽ ít có nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu hơn.
Ưu điểm của việc sinh con ở độ tuổi 30
1. Bạn có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn, vì vậy bạn sẽ có điều kiện chi tiêu hơn
Ở tuổi 30, bạn đã ổn định và sự nghiệp và kiếm ra tiền, vì vậy việc chắm sóc em bé có thể ít áp lực hơn. Theo một nghiên cứu của Đan Mạch, những bà mẹ lần đầu ở độ tuổi 31-34 có bằng đại học sẽ kiếm được nhiều hơn khoảng 5.000 USD so với thu nhập trung bình trong suốt cuộc đời của họ. Ngược lại, những người sinh con trước 25 tuổi sẽ kiếm được ít hơn khoảng 80.000 USD.
2. Bạn có nhiều khả năng sinh đôi (hoặc sinh ba)
Mặc dù điều này có thể được cho là một nhược điểm, nhưng mang đa thai có nghĩa là, bạn có thể làm cha mẹ của nhiều đứa trẻ khi bạn đã trưởng thành và sẵn sàng hơn. Đó là tin tốt nếu bạn muốn có nhiều con, nhưng chỉ muốn có chúng sau tuổi 30. Rốt cuộc, khả năng sinh sản giảm dần sau đó, nhưng cơ hội sinh đôi sẽ tăng lên theo tuổi tác, vì những thay đổi nội tiết tố gây ra việc giải phóng nhiều trứng cùng một lúc.
3. Bạn có thể sống lâu hơn
Một nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ sinh con cuối cùng sau 33 tuổi, có khả năng sống qua 95 tuổi cao gấp đôi so với những phụ nữ sinh con cuối cùng sớm hơn. Vì vậy, hoãn mang thai mang lại cho bạn nhiều lợi ích, không chỉ cải thiện bản thân khi bạn ở độ tuổi 20 và kiếm được nhiều tiền hơn trong cuộc đời mà còn sống lâu hơn. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có nhiều năm hơn để thấy con cái và gia đình của mình phát triển.
4. Em bé của bạn có thể thông minh hơn và cao hơn
Một nghiên cứu của Vương quốc Anh cho thấy, những phụ nữ sinh con đầu lòng trong độ tuổi từ 30-39 có nhiều khả năng sinh con thông minh hơn những bà mẹ ở độ tuổi 20-29. Một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng, những bà mẹ lớn tuổi cũng có khả năng sinh con cao hơn. Vì hầu hết mọi người đều đánh giá cao những người có trí tuệ và tầm vóc cao hơn, nên có thể bạn nên đợi đến khi bạn 30 tuổi rồi mới sinh con.
Rủi ro khi sinh con ở độ tuổi 20
1. Nó có thể mệt mỏi hơn về mặt tâm lý
Tuổi 20 là những năm đẹp nhất để bạn khám phá bản thân và con đường bạn muốn đi trong cuộc đời. Một đứa trẻ trong giai đoạn này có thể buộc bạn phải tạm dừng sự nghiệp của mình hoặc ngăn cản bạn có được sự thăng tiến mà bạn đã làm việc chăm chỉ. Đặc biệt, khi mang thai ngoài ý muốn, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến trách nhiệm nuôi dưỡng con sau này.
2. Kết quả sức khỏe tồi tệ hơn
Có một mối liên hệ giữa sức khỏe của một người mẹ và độ tuổi mà cô ấy sinh con đầu tiên. Người phụ nữ càng trì hoãn việc mang thai lần đầu tiên thì sức khỏe của họ càng được dự đoán là tốt hơn. Sức khỏe tối nhất được dự đoán cho những bà mẹ sinh con đầu lòng là vào khoảng tuổi 30. Vì vậy, những bà mẹ trẻ có thể có nguy cơ có sức khỏe kém hơn và có thể bị đau nhức nhiều hơn sau khi sinh con.
Rủi ro sinh con ở độ tuổi 30
1. Nhiều khả năng sẽ sinh mổ
Vì những bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến thai kỳ cao hơn như huyết áp cao, do đó việc sinh mổ là cần thiết. Cách sinh này là phổ biến, nhưng nó đi kèm với những rủi ro như thời gian phục hồi lâu hơn so với sinh tự nhiên.
2. Em bé có thể bị biến chứng
Sinh con khi đã lớn tuổi có thể dẫn đến khả năng sinh con nhẹ cân hoặc sinh non. Đây có thể là do sinh đôi. Trẻ sinh non, đặc biệt là đứa con đầu, thường gặp các vấn đề như khó thở, suy giảm khả năng học tập và các vấn đề về thính giác. Ngoài ra, đứa trẻ có nguy cơ cao hơn gặp phải các bất thường nhiễm sắc thể, dẫn đến tình trạng sức khỏe không tốt.
Không có một độ tuổi hoàn hảo nào để sinh con
Từ những điều này, chúng ta có thể thấy rằng, không có câu trả lời chung cho việc phụ nữ sinh con ở độ tuổi nào là tốt nhất. Tất cả phụ thuộc vào ưu tiên của mỗi người phụ nữ. Có lẽ độ tuổi tốt nhất để bạn làm mẹ là bất cứ khi nào bạn sẵn sàng đối mặt với bất cứ trở ngại nào xảy ra khi mang thai.