• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh trầm cảm, "sát thủ" cướp đi sinh mạng của Sulli vì sao đáng sợ?

Xã hội hiện đại kéo theo xu hướng gia tăng bệnh trầm cảm. Hậu quả của nó không chỉ là chi...

Từ vụ Sulli, idol nổi tiếng xứ Hàn tự vẫn càng giấy lên những lo ngại sâu sắc về căn bệnh trầm cảm, "sát thủ máu lạnh" đang âm thầm tấn công nhiều người.

Theo số liệu báo cáo năm 2017, khoảng 30% dân số Việt Nam có rối loạn tâm thần, trong đó có 25% mắc trầm cảm, là nguyên nhân khiến 36.000 - 40.000 tự tử mỗi năm. Đây là căn bệnh của xã hội hiện đại.

Vậy những ai dễ mắc trầm cảm, sức tàn phá của bệnh nguy hiểm đến mức nào, dấu hiệu và phòng ngừa ra sao?

Trầm cảm sau sinh chiếm 10% số bà mẹ, xuất hiện vài ngày hoặc vài tháng sau sinh.
Trầm cảm sau sinh chiếm 10% số bà mẹ, xuất hiện vài ngày hoặc vài tháng sau sinh.

1. Đối tượng dễ bị trầm cảm

- Phụ nữ sau sinh: 

  • Trầm cảm sau sinh chiếm 10% số bà mẹ, có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tháng sau sinh.
  • Các yếu tố nguy cơ: tiền sử rối loạn cảm xúc, không muốn sinh con, người mẹ bị thất nghiệp, thiếu sữa, người mẹ là chủ gia đình, những người uống rượu, hút thuốc. 

- Phụ nữ mãn kinh.

- Bệnh trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên: 

  • Tâm trạng của trẻ thường dễ thay đổi, dễ vui, dễ buồn, dễ khóc và dễ cười. 
  • Tuy nhiên khả năng đối phó của trẻ với hoàn cảnh thường là không tốt. 
  • Vì vậy trẻ dễ bị trầm cảm khi gặp những hoàn cảnh không thuận lợi như: bố mẹ ly dị, bị xúc phạm hay bị bỏ rơi, đặc biệt đối với trẻ tàn tật, năng lực kém hay quá nhạy cảm.

- Trải qua chấn thương hoặc cú sốc tâm lý (mất người thân, bị lạm dụng, bạo hành...).

- Thiếu tự tin, hay bi quan, dễ xúc động.

- Tiền sử mắc các bệnh mãn tính: đái tháo đường, bệnh tim, bệnh Parkinson, ung thư.

- Trầm cảm có thể làm nặng thêm tình trạng các bệnh nền của bệnh nhân và ngược lại.

- Lạm dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích.

Người mắc bệnh hay tự ti cho rằng mình là gánh nặng, là thừa thãi, không đáng được sống. 
Người mắc bệnh hay tự ti cho rằng mình là gánh nặng, là thừa thãi, không đáng được sống. 

2. Tác hại của bênh trầm cảm

Giảm sức mạnh của hệ miễn dịch

Liên tục bị trầm cảm làm suy yếu hệ miễn dịch, bạn dễ bị cảm lạnh và cúm hơn. Ngày nay chúng ta bị cảm lạnh và cúm thường xuyên hơn, nguyên nhân do chúng ta thường hay rơi vào trạng thái căng thẳng, chán nản. Hệ thống miễn dịch bị suy giảm có thể là do hormone gây stress được sản sinh và tồn tại lâu dài trong cơ thể.

Bệnh tim

Bệnh trầm cảm gây ảnh hưởng khủng khiếp trên trái tim của bạn. Nếu mức độ trầm cảm quá nghiêm trọng, thậm chí có thể gây nhồi máu cơ tim hoặc tử vong. Khi bạn chán nản, cơ tim dễ bị viêm do thiếu oxy, dẫn đến cơn đau tim. Vì vậy những bệnh nhân có vấn đề về tim nên thận trọng phòng tránh bệnh trầm cảm dù là ở mức nhẹ nhất.

Mất cảm giác ngon miệng

Khi bạn đang chán nản hay căng thẳng bạn sẽ có hai xu hướng ăn uống: ăn rất nhiều hoặc là không ăn gì cả. Thay đổi trong thói quen ăn uống sẽ dẫn đến thay đổi về cơ chế trao đổi chất, điều này có ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn, từ đó khiến bạn tăng hoặc giảm cân nhanh chóng.

Mất ngủ đêm

Mất ngủ đêm là một trong những hậu quả rõ rệt do trầm cảm gây ra. Khi bạn chán nản, bạn sẽ cảm thấy khó ngủ do tâm trí không bình tĩnh, liên tục suy nghĩ. Bạn dễ tỉnh giấc giữa đêm, khó ngủ trở lại. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự tỉnh táo, thậm chí làm cho tình trạng căng thẳng tăng lên.

Trầm cảm gián tiếp kéo theo hệ quả khác là đau đầu và đau lưng.
Trầm cảm gián tiếp kéo theo hệ quả khác là đau đầu và đau lưng.

Nhức đầu và đau lưng

Mặc dù bệnh không trực tiếp gây ra đau lưng nhưng trầm cảm có thể dẫn đến các hậu quả khác như tăng cân, giảm cân, căng thẳng về thể chất, thiếu ngủ, dinh dưỡng thấp, cơ thể mất nước... các hệ quả này sẽ kéo theo hệ quả khác là đau đầu và đau lưng.

Biến động trong áp lực máu

Khi bạn đang chán nản, cơ thể tự nhiên phát hành hormone stress như cortisol và epinephrine. Những hormone căng thẳng này có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp, nhịp tim, làm cho động mạch của bạn bị yếu dần đi. Điều này dẫn đến việc hình thành các mảng bám trong động mạch, ngăn chặn lưu lượng máu, gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.

Mệt mỏi

Khi bạn bị trầm cảm, bạn có xu hướng cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng nhanh hơn. Bạn sẽ không thể thực hiện được các hoạt động mặc dù chúng rất đơn giản do không đủ năng lượng. 

Giảm ham muốn tình dục

Những người đã bị bệnh trầm cảm một thời gian dài có thể gặp rắc rối trong đời sống tình dục. Đối với nam giới, hậu quả của bệnh trầm cảm có thể khiến họ không xuất tinh, xuất tinh sớm và rối loạn chức năng cương dương, với nữ giới là bôi trơn âm đạo không đủ.

Muốn tự sát

Từ sự tự ti mà họ cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người, là người thừa thãi, không đáng được sống. Vì ý nghĩ này nên nhiều người mắc bệnh trầm cảm có những hành động tiêu cực mà họ cho đó là hình phạt mình cần nhận để làm giảm tội lỗi và thoải mái trong tâm hồn như việc tự hành xác, muốn tự sát hoặc tự sát…

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm

Buồn chán chỉ là một dấu hiệu nhỏ của người mắc chứng trầm cảm.
Buồn chán chỉ là một dấu hiệu nhỏ của người mắc chứng trầm cảm.

Buồn chán chỉ là một dấu hiệu nhỏ của người mắc chứng trầm cảm và trong một số trường hợp không có biểu hiện này. Triệu chứng rất đa dạng và khác nhau ở mỗi người. Một số biểu hiện như:

  • Lo lắng, trống rỗng liên tục
  • Giảm năng lượng, mệt mỏi, “dậm chân tại chỗ”
  • Mất hứng thú với sở thích và những hoạt động khác
  • Khó tập trung, ghi nhớ và đưa ra quyết định
  • Khó ngủ, mất ngủ hay ngủ quá nhiều
  • Thay đổi thói quen ăn uống và cân nặng
  • Đau đầu, chuột rút, có vấn đều về tiêu hóa không rõ nguyên nhân
  • Suy nghĩ về cái chết và nghiêm trọng hơn có thể tự tử

Nếu bạn nhận thấy bản thân đang có các dấu hiệu của bệnh trầm cảm, đừng ngần ngại và do dự, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay. Việc phát hiện sớm bệnh sẽ giúp bạn có cơ hội khắc phục bệnh trầm cảm thành công cao hơn.

4. Phòng ngừa

Ngủ đủ giấc, duy trì một cuộc sống cân bằng.
Ngủ đủ giấc, duy trì một cuộc sống cân bằng.

- Ngủ đủ giấc, duy trì một cuộc sống cân bằng (có kế hoạch làm việc và thư giãn phù hợp, tránh cố gắng quá sức).

- Tập thể dục, vận động thường xuyên hơn.

- Sống hòa đồng, tham gia các tổ chức để duy trì sự kết nối với xã hội, khẳng định bản thân, tự tin hơn.

- Hãy đi du lịch thay vì dùng thuốc.

- Tiếp xúc đầy đủ với ánh sáng ban ngày (đặc biệt là đối với những người dễ bị trầm cảm theo mùa).

- Đừng do dự tìm kiếm sự giúp đỡ.

AN LY (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật