Po Lee là chuyên viên ngành cung ứng dịch vụ, cố sống ở Hong Kong. Giống như những người trẻ tuổi khác, cô luôn ở trng guồng quay của công việc bởi tính cạnh tranh của thị trường ngành dịch vụ.
Cô chia sẻ từng có nhiều ngày phải làm việc xuyên đêm bởi deadline quá gấp, khoảng thời gian đó cô chỉ ăn đồ ăn nhanh hoặc mì ăn liền. Áp lực công việc khiến cô kiệt quệ về cả thể chất và tinh thần, thậm chí cô từng nghĩ đến việc tự sát.
Cuối tháng 12/2018, Po Lee phải tìm gặp bác sĩ tâm thần để tư vấn, song tình trạng không cải thiện nhiều. Cô thường xuyên bị đau bụng dưới nhưng chỉ dùng thuốc giảm đau.
Đến tháng 4/2019, cô được chẩn đoán bị mắc ung thư buồng trứng giai đoạn 1C.
Ảnh minh họa |
Cô đi khám sức khỏe định kỳ và phát hiện ra bên buồng trứng có 2 nang bất thường và được chỉ định cần cắt bỏ. Kết quả sinh thiết sau đó phát hiện, 2 nang này chính là khối ung thư.
Lee cho biết nhiều năm nay cô đau bụng dưới nhưng chỉ uống giảm đau. Bác sĩ nghi ngờ cô bị bị lạc nội mạc tử cung – một tình trạng khiến các mô niêm mạc tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung như ở buồng trứng, ống dẫn trứng, có nguy cơ ưng thư buồng trứng.
Cô dường như sụp đổ, buồn chán. Chính lúc này, cô nhận ra, có lẽ đã đến lúc cần phải thay đổi các thứ tự ưu tiên trong cuộc đời. Cô tích cực tham gia các dịch vụ hỗ trợ miễn phí từ Quỹ ung thư của Hong Kong. Cô từng được nghe về những câu chuyện truyền cảm hứng và các hướng dẫn dinh dưỡng khoa học cho bệnh nhân ung thư.
“Tôi đã học được rằng các thực phẩm chiên rán hay thực phẩm chế biến sẵn có một số chất gây ung thư. Do đó cần hạn chế ăn, thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả”, Lee kể.
Cô được biết rằng các loại rau có nhiều chất chống oxy hóa, lập hàng rào bảo vệ sự phát triển của tế bào ung thư như bông Atiso, cải xoăn, bắp cải tím, đậu, củ cải, cải bó xôi… Cô biết cách chọn các thực phẩm giàu protein thay thế thịt đỏ như đậu hũ và thịt gà.
Cô thay đổi thói quen, tập thể dục hàng tuần với các bộ môn như Zumba, Pilates.
Tuy nhiên, Lee đã phải cắt bỏ tử cung để điều trị hóa trị, việc này khiến cô bị mãn kinh và vĩnh viễn không thể có con nhưng bác sĩ buộc phải làm vậy để ngăn tế bào ung thư di căn.
Sếp của cô sau khi nghe tin cô sẽ nghỉ việc đã khuyên cô tiếp tục và sẵn sàng giao bớt việc đi. Nhưng Lee nhận ra rằng công việc chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống. Cô đã lao vào công việc mà quên đi sở thích cá nhân hay trau dồi các kiến thức khác.
Từ trường hợp của mình, cô kêu gọi mọi phụ nữ nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ, đặc biệt với những trường hợp bị lạc nội mạc tử cung cần siêu âm để kiểm tra.
BS Tse Ka-yu, khoa Sản, ĐH Hong Kong cho biết, ung thư buồng trứng thường xảy ra ở độ tuổi mãn kinh khoảng 50 tuổi trở lên, hiếm gặp ở người trẻ. Các triệu chứng khá mơ hồ, nó giống như "kẻ giết người thầm lặng".
Ung thư buồng trứng xếp thứ 6 trong số các loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Hong Kong, mỗi năm ghi nhận hơn 600 trường hợp. Nhưng triệu chứng cơ bản có thể là đầy hơi, mệt mỏi, chán ăn, sút cân, thay đổi thói quen đi đại diện.
Tuy nhiên tiên lượng điều trị ung thư buồng trứng khá tốt. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, tỉ lệ sống sau 5 năm lên tới 80-90%.
BS Tse cho biết, trong hầu hết các trường hợp, lạc nội mạc tử cung không dẫn đến ung thư buồng trứng mà chỉ là yếu tố nguy cơ. Vì vậy bác sĩ khuyên các chị em nếu thấy bất thường trong cơ thể, cần đi khám càng sớm càng tốt, với phụ nữ, không nên bỏ quan các triệu chứng có vẻ lành tính nhưng dai dẳng.