• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cậu bé 14 tuổi bị suy thận rồi qua đời vì thức uống nhiều người mê

Uống nhiều thứ nước này mỗi ngày trong liên tục 4 năm, cậu bé được chẩn đoán bị suy...

Nước giải khát có ga uống mát lạnh sảng khoái, được nhiều người lớn và trẻ em yêu thích. Tuy nhiên, dù thích đến mấy cũng không quan trọng bằng sức khỏe. Uống quá nhiều nước giải khát có ga không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà thậm chí có thể phải trả giá bằng tính mạng. Ở Campuchia, có một cậu bé 14 tuổi suốt ngày thích uống nước có ga dẫn đến suy thận phải chạy thận nhân tạo, tuy nhiên do gia đình không đủ khả năng chi trả số tiền chữa bệnh quá lớn nên cậu bé đã qua đời tại bệnh viện.

Theo báo chí Campuchia đưa tin, cậu bé đến từ tỉnh Prey Veng này đã uống nước có ga từ năm 10 tuổi, dù gia đình có khuyên can nhưng cậu ta cũng phớt lờ, sau đó cậu bé lén lút uống nước ngọt có ga mà không nói với gia đình, và đôi khi thậm chí uống nước ngọt có ga thay cho cơm và thức ăn trong các bữa ăn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cha mẹ của cậu bé cho biết, do con trai chưa từng mắc bệnh hiểm nghèo nên họ luôn cho rằng con trai mình khỏe mạnh nên cũng không khuyên can con nữa. Không ngờ từ tháng 6 năm nay, mặt cậu bé bỗng tím tái, người sưng phù nên được gia đình đưa vào bệnh viện Phnom Penh điều trị. Trong quá trình đó, cha mẹ cậu bé đã đến 4 bệnh viện, nhưng dù ở bệnh viện nào bác sĩ cũng chỉ ra rằng thận của cậu con trai đã bị tổn thương nghiêm trọng do uống nhiều nước có ga trong thời gian dài, cần phải chạy thận nhân tạo ngay lập tức.

Thật không may, vì gia đình không đủ khả năng chi trả chi phí y tế khổng lồ và lâu dài nên cha mẹ của cậu bé chỉ có thể đưa con trai về nhà. Cuối cùng cậu bé qua đời vào ngày 6/8 vừa qua.

Suy thận là gì?

Suy thận là trạng thái bệnh lý mà thận bị suy giảm chức năng nghiêm trọng hoặc mất hoàn toàn và không thể hoạt động bình thường. Thận là cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng lọc máu, loại bỏ chất lỏng và chất thải dư thừa ra khỏi cơ thể, đồng thời duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể.

Suy thận có thể được chia thành hai loại chính:

- Suy thận mãn tính: Suy thận mãn tính là sự mất dần chức năng của thận, thường là trong một thời gian dài. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận mãn tính và bệnh thận đa nang. Các triệu chứng của bệnh suy thận mãn tính có thể không rõ ràng ngay từ đầu nhưng khi chức năng thận bị tổn thương nặng hơn, các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, chán ăn, lượng nước tiểu giảm, phù nề, huyết áp cao, mất cân bằng điện giải trong máu...

- Suy thận cấp: Suy thận cấp là tình trạng chức năng thận bị suy giảm nhanh chóng trong thời gian ngắn. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm sỏi thận, cục máu đông trong thận, nhiễm trùng thận, sử dụng thuốc gây độc cho thận, mất nước và nhiễm trùng nặng. Các triệu chứng của suy thận cấp có thể bao gồm lượng nước tiểu giảm hoặc ngừng đột ngột, buồn nôn, nôn, phù, nước tiểu đục, tiểu máu...

Làm thế nào để ngăn ngừa suy thận?

Phòng ngừa suy thận là rất quan trọng, sau đây là một số cách phòng ngừa phổ biến:

- Duy trì lối sống lành mạnh: Thực hiện lối sống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ suy thận. Điều này bao gồm duy trì trọng lượng cơ thể tốt, ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên, bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu.

- Kiểm soát huyết áp: Huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây suy thận. Thực hiện theo kế hoạch điều trị do bác sĩ đề xuất, bao gồm dùng thuốc, chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên để duy trì mức huyết áp bình thường.

- Kiểm soát lượng đường trong máu: Đối với người mắc bệnh tiểu đường, kiểm soát tốt lượng đường trong máu là chìa khóa để ngăn ngừa suy thận. Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ, bao gồm dùng thuốc, quản lý chế độ ăn uống và tập thể dục vừa phải.

- Tránh dùng quá nhiều thuốc: Một số loại thuốc gây độc cho thận, dùng lâu dài hoặc quá nhiều có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận. Khi sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ và thực hiện theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc.

- Giữ nước: Duy trì lượng chất lỏng đầy đủ giúp bảo vệ sức khỏe thận. Uống đủ chất lỏng giúp làm loãng nước tiểu, giảm nguy cơ sỏi và nhiễm trùng tiểu. Tuy nhiên, đối với những người có vấn đề về thận cụ thể (chẳng hạn như suy thận), có thể cần hạn chế lượng nước uống vào và nên tuân theo lời khuyên của bác sĩ.

- Khám và sàng lọc thường xuyên: Khám sức khỏe định kỳ, bao gồm xét nghiệm chức năng thận, có thể phát hiện sớm các vấn đề về thận hoặc bệnh tật và điều trị sớm.

Điều quan trọng cần nhớ là nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ hoặc lo lắng nào, bạn nên tìm lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ nhân viên y tế chuyên nghiệp mới có thể đưa ra lời khuyên phòng ngừa cho từng cá nhân và xây dựng kế hoạch phòng ngừa phù hợp với bạn tùy theo tình huống cụ thể của bạn.

Nguồn và ảnh: HK01

Mỹ Diệu

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật