• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Có cần tiêm vaccine bệnh đậu mùa khỉ diện rộng?

Theo nguồn tin từ TTXVN, các chuyên gia dịch bệnh Nam Phi cho rằng không cần chiến dịch tiêm phòng...

Tính đến ngày 25/5, Nam Phi chưa ghi nhận ca mắc hay nghi mắc nào gần đây. Tuy nhiên, giới chức y tế nước này vẫn cảnh giác sau khi trên 200 ca mắc và nghi mắc đã được phát hiện tại 19 quốc gia trên thế giới, chủ yếu ở châu Âu, từ đầu tháng 5 đến nay. Biến thể virus gây bệnh đậu mùa khỉ trong đợt bùng phát này gây tỷ lệ tử vong khoảng 1%, tuy nhiên đợt bùng phát mới chưa ghi nhận ca tử vong nào.

Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu các dịch bệnh truyền nhiễm (NICD) của Nam Phi Adrian Puren khẳng định đến nay việc tiêm đại trà vaccine phòng bệnh là không cần thiết. Chiến dịch tiêm phòng nên ưu tiên cho những bệnh truyền nhiễm khác, có nguy cơ lây lan và tử vong cao hơn. Tuy nhiên, ông lưu ý giới chức y tế cần duy trì cảnh giác trước đợt bùng phát này.

Có cần tiêm vaccine bệnh đậu mùa khỉ diện rộng? - Ảnh 1.

Các kết quả phân tích chuỗi gene của virus gây bệnh trong đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không có thay đổi gì so với virus từng gây bệnh ở Nigeria trong những năm gần đây. Điều khác duy nhất ở đợt bùng phát này chỉ là bệnh xuất hiện ở địa điểm khác, không phải các vùng Tây và Trung Phi như trước đây.

Các chuyên gia tin rằng bệnh đậu mùa khỉ không lây lan nhanh như virus gây bệnh COVID-19 và đợt bùng phát hiện nay có thể kiểm soát nhanh chóng hơn thông qua xét nghiệm, truy dấu tiếp xúc, theo dõi và cách ly thay vì tiêm phòng.

Cũng trong ngày 25/5, Cơ quan y tế Bồ Đào Nha (DGS) đã xác nhận thêm 10 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, nâng tổng số ca đã được ghi nhận ở nước này lên là 49 ca, tương đương với nước láng giềng Tây Ban Nha. Hai nước này hiện nằm trong số những điểm nóng của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ ở châu Âu trong thời gian gần đây. Trước đó, bệnh đậu mùa khỉ chỉ xuất hiện ở các vùng ở Tây và Trung Phi.

DGS xác nhận các ca mắc mới đều là nam giới, hầu hết dưới 40 tuổi. Tất cả các ca bệnh đều đang trong tình trạng ổn định và không có người nào phải nhập viện. 

Hầu hết các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác nhận trên toàn thế giới trong đợt bùng phát này đều không có triệu chứng nặng, trong đó đa số là nam giới. Biểu hiện của bệnh là sốt và phát ban.

Giới chức y tế khuyến cáo nếu mọi người phát hiện những tổn thương nhỏ, màu đỏ xuất hiện trên da, nên liên hệ với bác sĩ hoặc cơ quan y tế địa phương, để kịp thời thực hiện các xét nghiệm và truy vết nguồn tiếp xúc, lây nhiễm. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia, so với virus SARS-CoV-2, bệnh đậu mùa khỉ khó lây sang người khác hơn nhiều. Trong khi virus SARS-CoV-2 có thể lây qua các giọt bắn và hạt trong không khí, virus đậu mùa khỉ thường lây lan qua tiếp xúc cơ thể lâu dài và gần gũi với người hoặc động vật bị mắc bệnh.

Chuyên gia của WHO tại châu Âu, nhấn mạnh rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh sạch sẽ và quan hệ tình dục an toàn là những biện pháp tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ bệnh lây lan.

Theo trang tin Politico.eu, các quốc gia trên khắp châu Âu đã bắt đầu tăng cường tiêm chủng cho người dân chống lại bệnh đậu mùa khỉ khi các ca bệnh gia tăng.

Anh đã tiêm 1.000 liều vaccine cho những người tiếp xúc gần với ca bệnh có nguy cơ cao và nhân viên y tế chăm sóc những người nhiễm virus đậu mùa khỉ, trong khi dự trữ 3.500 liều khác để sẵn sàng sử dụng. Hôm 24/5, Pháp đã thông báo rằng họ đang tiêm chủng cho những nhóm người dễ lây nhiễm để ngăn chặn sự bùng phát.

Tổ chức Y tế Thế giới, trong khi kêu gọi các quốc gia tăng cường giám sát và quản lý các ca bệnh, đã ám chỉ đến tác động tiêu cực của việc "hốt hoảng" mua thuốc và vaccine khi các ca bệnh vẫn còn tương đối thấp ở châu Âu.

Nhiều quốc gia từng bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đang khuyến cáo người dân nên cách ly trong 21 ngày


HÀ MY

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật