• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

COVID-19 sáng 14/5: Việt Nam có thêm 29 ca nhiễm tại 5 tỉnh, thành

Tính từ 18 giờ ngày 13/5 đến 6 giờ ngày 14/5, Việt Nam ghi nhận thêm 30 ca mắc mới COVID-19, trong...

Tính từ 18 giờ ngày 13/5 đến 6 giờ ngày 14/5, Việt Nam có 30 ca mắc mới (BN3711-3740) gồm 1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Giang và 29 ca mắc ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (10 ca), Bắc Ninh (6 ca), Hà Nội (5 ca), Lạng Sơn (4 ca), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới cơ sở Đông Anh (1 ca), Bệnh viện K (3 ca). Trong đó số ca mới trong khu vực đã được cách ly là 26 ca, số ca mới trong bệnh viện được phong tỏa là 4 ca, không phát hiện các ổ dịch mới.

1 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh là BN3717 được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Giang: bệnh nhân nữ, 34 tuổi, có địa chỉ tại Vị Xuyên, Hà Giang. Ngày 10/5 bệnh nhân từ Trung Quốc nhập cảnh qua cửa khẩu Thanh Thủy, Hà Giang, có biểu hiện sốt ho, được cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm tại Hà Giang.

Ngày 11/5 kết quả xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Giang cho kết quả nghi ngờ, mẫu được chuyển lên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, kết quả ngày 12/5 bệnh nhân dương tính với COVID-19. Hiện bệnh nhân cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

vna_potal_hung_yen_go_bo_phong_toa_o_dich_huyen_phu_cu_stand.jpg
Huyện Phù Cừ không tổ chức hội nghị công bố gỡ lệnh phong tỏa, mà thông báo trên hệ thống loa truyền thanh. Ảnh: TTXVN

Bắc Giang tiếp tục có thêm nhiều bệnh nhân mới, liên quan ổ dịch cũ tại khu công nghiệp Vân Trung, đã được cách ly.

Tại tỉnh Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội, những người mắc COVID-19 đều là F1, thuộc chùm ca bệnh tại các ổ dịch đã được phát hiện.

Hai ổ dịch lớn ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện K cơ sở Tân Triều cũng có thêm trường hợp dương tính với COVID-19 nhưng đều trong khu phong tỏa.

Như vậy, tính đến 6h ngày 14/5, Việt Nam có tổng cộng 2.282 ca ghi nhận trong nước và 1.458 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 712 ca.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 77.648 người. 

Trong ngày 13/5, cả nước có thêm 17.152 người được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong ngày 13/5/2021.

Tính đến 16 giờ ngày 13/5/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh, thành phố với 959.182 mũi cho các đối tượng là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.

Thế giới thêm 709.000 ca mắc mới

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ (338.019 ca), Brazil (72.303 ca) và Mỹ (trên 34.400 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Ấn Độ (3.888 ca), Brazil (2.161 ca) và Mỹ (708 ca).

bra14521.jpg
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Sao Paulo, Brazil, ngày 6/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Cho đến nay, Mỹ đã có trên 598.400 ca tử vong trong tổng số 33,6 triệu ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 262.239 ca tử vong trong số 24 triệu ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 430.417 ca tử vong trong số 15,4 triệu bệnh nhân.

Tính theo tỷ lệ dân số, Hungary là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 299 người tử vong. Tiếp đến là CH Séc với 279 người và Bosnia-Herzegovina với 273 người/100.000 dân.

Xét theo khu vực, châu Âu có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất thế giới với trên 45,8 triệu người mắc, trong đó có trên 1,01 triệu ca tử vong. 

Ấn Độ vượt 24 triệu ca bệnh

Trong 24 giờ qua, Ấn Độ có thêm 338.019 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca bệnh lên trên 24 triệu ca, đứng thứ 2 thế giới.

Ngày trước đó, Ấn Độ đã ghi nhận 4.120 ca tử vong vì bệnh COVID-19. Đây là ngày thứ hai liên tiếp con số tử vong cao hơn 4.000. Số ca nhiễm mới trong ngày được ghi nhận dưới 400.000 ca trong ngày thứ 4 liên tiếp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết virus SARS-CoV-2 đang lây lan rất nhanh tại các khu vực nông thôn, nơi rất khó ghi nhận đầy đủ vì thiếu thiết bị xét nghiệm.

india_covid_reuters-1598843873417.jpeg
Các chuyên gia cho rằng, trước xu hướng số ca mắc mới liên tiếp tăng cao theo ngày, Chính phủ Ấn Độ cần tập trung vào việc hạn chế số ca tử vong. Ảnh: Reuters

Giới chuyên gia chưa thể dự báo chắc chắn thời điểm làn sóng lây nhiễm hiện nay sẽ đạt đỉnh, đồng thời bày tỏ tiếp tục lo ngại về khả năng lây lan nhanh của biến thể đang khiến dịch COVID-19 ở Ấn Độ nói riêng và nhiều nơi trên giới nói chung diễn biến phức tạp. Giáo sư dịch tễ học tại Đại học Michigan, bà Bhramar Mukherjee, cho biết hầu hết các mô hình đã dự báo đỉnh dịch trong tuần này và Ấn Độ sẽ chứng kiến các dấu hiệu của xu hướng này. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới trong ngày đang quá lớn, khiến các bệnh viện quá tải. Vì vậy, bà Mukherjee cảnh báo giới chức và người dân cần hết sức thận trọng.

Tình hình đặc biệt tồi tệ tại các khu vực nông thôn ở Uttar Pradesh, bang đông dân nhất Ấn Độ với hơn 230 triệu người. Truyền hình đăng tải những hình ảnh nhiều thi thể bệnh nhân tử vong do COVID-19 đã được thả trôi trên sông Hằng do các lò hỏa thiêu luôn trong tình trạng quá tải và không đủ củi để thiêu.

GIA HÂN

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật