• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

COVID-19 sáng 15/5: Thêm 20 bệnh nhân, tập trung ở ổ dịch Bắc Giang

Sáng 15/4, Việt Nam tiếp tục ghi nhận 20 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng tỉnh Bắc Giang có 15...

Theo Bộ Y tế, trong 20 ca mới được ghi nhận, Bắc Giang có 15 bệnh nhân, Lạng Sơn có 2 ca, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Đăk Lăk mỗi địa phương có 1 ca nhiễm mới.

Tính từ khi bùng phát dịch, Việt Nam đã có 3.836 bệnh nhân Covid-19, trong đó 2.377 bệnh nhân lay nhiễm trong nước và 1.459 ca nhập cảnh. Riêng từ 27/4 đến nay, cả nước ghi nhận 807 bệnh nhân.

Hà Nội đang là nơi có số bệnh nhân Covid-19 lớn nhất với 198 trường hợp tính cả số ca nhiễm tại Viên K và Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh. Tỉnh Bắc Ninh có 177 bệnh nhân, Đà Nẵng có 115 ca, Bắc Giang 122 bệnh nhân, Vĩnh Phúc là 79 người...

Theo chương trình tiêm chủng mở rộng, đến nay, Việt Nam đã tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 và 2 với 969.697 liều cho các đối tượng thuộc Nghị quyết 21. Theo Bộ Y tế, có khoảng 110 triệu liều vaccine cam kết cung cấp cho Việt Nam trong năm 2021.

7.jpg

Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 15/5 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu là 162.500.071 ca, trong đó có 3.370.351 người tử vong.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 599.254 ca tử vong trong tổng số 33.656.955 ca nhiễm.

Ấn Độ với 24.372.243 và 266.229 ca tử vong. Dựa trên tất cả các chỉ số về dịch COVID-19 trong hai tuần qua, giới phân tích cho rằng làn sóng lây nhiễm thứ hai tại quốc gia Nam Á này có thể đã đạt đỉnh, hoặc sẽ đạt đỉnh trong vài ngày tới.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đồng thời cảnh báo phải mất rất nhiều thời gian nữa làn sóng này mới có thể kết thúc. Nhằm chặn đà lây lan của dịch bệnh, Ấn Độ đã bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga cho người dân.

Theo Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), việc tiêm vaccine Sputnik V bắt đầu được triển khai tại thành phố Hyderabad, đánh dấu đây là loại "vaccine đầu tiên do nước ngoài sản xuất được sử dụng tại Ấn Độ".

Nhờ thúc đẩy việc triển khai chiến dịch tiêm chủng, tình hình dịch bệnh tại nhiều nước châu Âu cũng đã có chiều hướng lắng dịu. Tại Đức, tỷ lệ mắc mới COVID-19 trong 7 ngày qua đã giảm xuống dưới ngưỡng 100 ca/100.000 người. Đây là lần đầu tiên kể từ đầu tháng 3 vừa qua, tỷ lệ mắc mới trong 7 ngày tại Đức giảm xuống dưới ngưỡng này.

Tính tới 23 giờ 59 phút ngày 14/5, các nước Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 16.349 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 72.580 người.

Dù Indonesia vẫn là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất ASEAN, song tình hình dịch bệnh tại “quốc gia vạn đảo” tiếp tục hạ nhiệt so với 1 tháng trước đây, khi số ca mắc mới bắt đầu giảm và số ca tử vong không quá cao. Trong 1 ngày qua, Indonesia vẫn có số ca tử vong cao thứ hai Đông Nam Á và số ca bệnh mới nhiều thứ ba.

Thái Lan cũng đối mặt với tình hình đáng quan ngại khi số ca lây nhiễm cộng đồng vẫn ở mức cao, buộc nước này phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Trong ngày 14/5, Thái Lan ghi nhận thêm 2.256 ca bệnh mới, số ca tử vong tăng mạnh lên 30 người.

Chú thích ảnh
Bệnh nhân COVID-19 ra viện sau khi được điều trị khỏi tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 9/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Campuchia có 358 bệnh nhân mới và 5 ca tử vong trong ngày 14/5.  Hiện nay, Campuchia đang hứng chịu tình trạng dịch bệnh nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch, buộc nước này phải áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực, tỉnh thành.

HẢI MY

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật